Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 24/1: 'Dù học thức thấp nhưng tôi đã làm ngân hàng tín dụng gần 10 năm'

Chiều nay (24/1), phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các luật sư bào chữa cho bị cáo Trầm Bê và các thuộc cấp của Trầm Bê.

Trong phiên tòa sáng cùng ngày, các luật sư bào chữa cho nhóm giám đốc “bù nhìn” là thuộc cấp của Phạm Công Danh cho rằng, vai trò của các bị cáo là mờ nhạt, thụ động, các bị cáo làm theo chỉ đạo cấp trên, chỉ đứng tên làm giám đốc công ty mà không biết công ty gì; Các bị cáo không sử dụng con dấu, không tham gia soạn thảo bất cứ văn bản gì, không biết trụ sở công ty ở đâu, công ty có kinh doanh hay không… Đồng thời, các luật sư xin HĐXX xem xét cho các thân chủ của mình bởi các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, không được hưởng lợi…để giảm cho các bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.

Một số luật sư cho rằng mức án mà VKS đề nghị với thân chủ của họ là quá cao, chưa đánh giá đúng vai trò của từng bị cáo trong vụ án.

Các bị cáo Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Bích Vân và nhóm “giám đốc giấy” được Phạm Công Danh thuê đứng tên các công ty “ma” để vay vốn đồng loạt xin HĐXX xem xét vai trò mờ nhạt của mình trong vụ án. Theo các bị cáo, họ chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo cấp trên, kêu ký thì ký chứ không biết ký gì. Đồng thời, các bị cáo này mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật để được hưởng mức án khoan hồng nhất.

Cũng tại phiên tòa sáng nay, một số bị cáo như Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thị Bích Vân, Hồ Thị Đi bật khóc nức nở khi thực hiện quyền tự bào chữa cho mình tại tòa. Các bị cáo này cho rằng chỉ là người làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi và khẩn thiết mong HĐXX cân nhắc, tuyên mức án nhẹ nhất để có cơ hội làm lại cuộc đời.

Phiên tòa chiều nay, HĐXX sẽ cho phép các luật sư bào chữa cho bị cáo Trầm Bê và các thuộc cấp của mình.

cap nhan phien toa xu pham cong danh tram be chieu ngay 241 luat su cua tram be tham gia bao chua Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 24/1: 'Bị cáo chỉ là nhân viên lái xe, đứng tên giám đốc vì lòng tin'

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê hôm nay, HĐXX cho phép các luật sư tham gia bào chữa cho các bị ...

17:21 17:21 16:11 15:54 15:54 15:48 15:24 15:16 15:16 14:58 14:56 14:48 14:18 13:47
17:21

Phiên tòa kết thúc

17:21

Phan Huy Khang

Lời trình bày của luật sư đã rõ, bị cáo xin phép trình bày thêm 1 số ý.

Thực hiện việc cho vay, quyền phán quyết thuộc anh Trầm Bê. Sau khi ông Trầm Bê giới thiệu bị cáo xem xét việc cho các cty vay theo đúng quy định từ 1.300 -1.800 tỷ đồng có tài sản bảo đảm.

Ông Danh đến gặp bị cáo đề nghị cụ thể cho các cty vay số tiền 1.800 tỷ với tài sản thế chấp là tiền gửi là ngân hàng Đại Tín.

Việc bị cáo tiếp xúc, trao đổi làm với ông Danh là đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc điều hành ngân hàng. Trong khi đó, bị cáo có báo lại ông Trầm Bê, bị cáo hoàn không có bàn bạc việc sai trai, bị cáo chỉ thực hiện đúng chức năng nhệm vụ.

Bị cáo thấy luật pháp không cấm và thấy an toàn, bị cáo giao xuống bộ phận chuyên môn cho vay đúng quy định.

Sau đó các cấp chuyên môn cũng trình đúng quy định từ dưới lên trên, sau đó bị cáo xem xét thấy hợp lý đúng quy trình thì kí cho vay khi hồ sơ đã đầy đủ.

Việc bị cáo xem xét cho vay hoàn toàn không biết mục đích sai của các công ty và cá nhân ông Danh. Bị cáo cho vay không có tư lợi cá nhân hay vấn đề nào khác.

Chỉ khi tổ thẩm định của ngân hàng nhà nước xem xét kết quả giám định đã chỉ ra 1 vài thiếu xót trong hồ sơ xét duyệt cho vay: thẩm định phương án vay vốn, mục đích vay,.. đây cũng là những sai sót mà các ngân hàng thường gặp.

Bị cáo luôn thành khẩn khai báo, hợp tác cơ quan điều tra, bị cáo nghĩ hành vi của bị cáo không hề có vai trò giúp sức cho ông Phạm Công Danh.

Bị cáo cũng rất đau lòng vì trong thời gian bị bắt, bị cáo phải đứng trước phên tòa hôm nay. Bị cáo thấy hối tiếc khi đứng đây về hành vi của mình và những chất vấn của HĐXX.

Công tác hơn 20 năm trong ngành ngân hàng bị cáo chưa sai phạm, chưa làm mất 1 đồng của Sacombank. Khi VKS công bố mức hình phạt cho bị cáo, bị cáo thấy đó là 1 hình phạt rất nghiêm khắc cho bản thân mình. Bị cáo xin HĐXX, VKS xem xét cho bị cáo mức hình hạt nhẹ nhất.

16:11

Luật sư bào chữa cho Phan Huy Khang

Chúng tôi khẳng định bị cáo Khang không phạm tội, thể hiện ở 3 điểm sau đây:

Thứ nhất, không có dấu hiệu về nhận thức cố ý làm trái trong việc ký duyệt cho 6 công ty ông Danh giới thiệu sang vay. Bị cáo Khang không cho Phạm Công Danh mà cho 6 công ty vay. Khang không bàn bạc với Danh, không biết 6 công ty vay vốn là của Danh.

Thứ 2, không bàn về hạn mức tín dụng 1.800 tỷ đồng với Danh. Việc duyệt chủ trương cho Danh vay là của cấp trên của Khang, chứ Khang không có quyền quyết định.

Thứ 3, không có vai trò về việc duyệt chủ trương cho các công ty của Danh vay tiền. Cáo trạng quy buộc Khang có bàn bạc với Danh về hạn mức vay là không đúng.

15:54

Khóc tại tòa, bị cáo Thủy trình bày rằng, bị cáo không biết mục đích gì trong giao dịch này, không biết một ai tại VNCB và công ty phát hành trái phiếu.

Bị cáo mong HĐXX khi xem xét hành vi của bị cáo. Trong quá trình cho vay bị cáo có sai sót nhất định và bị cáo đã khai nhận. Hoàn cảnh của bị cáo vô cùng khó khăn, con bị cáo bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ cần sự chăm sóc của bị cáo. Bị cáo luôn thượng tôn pháp luật, chỉ làm với mục đích duy nhất vì nghĩ rằng đây là món vay an toàn và có lợi ích cho TPBank.

Bị cáo xin lỗi những giám đốc công ty mà bị cáo giới thiệu để vướng vào lao lý. Mong HĐXX xem xét cho họ để họ sớm quay về xã hội.

15:54

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang

live phien toa xu pham cong danh tram be chieu 241 du hoc thuc thap nhung toi da lam ngan hang tin dung gan 10 nam

Trình bày tại tòa, luật sư Trang cho rằng, nếu quy kết bị cáo Thủy sai phạm thì nhiều lãnh đạo, nhân viên tại TPBank cũng sai phạm nhưng không bị truy tố.

HĐX nhắc nhở luật sư nguyên tắc bào chữa: bào chữa cho thân chủ mình nhưng không làm xấu đi tinh trạng của bị cáo khác.

Đề nghị VKS giải thích vì sao lại truy tố bị cáo Thủy và Cường về tội “Cố ý làm trái..”, đề nghị VKS áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, gỡ tội cho bị cáo Thủy.

Tại tòa, cơ quan điều tra đã khẳng định, không có cơ sở thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng, nhưng VKS đè nghị cáo buộc PCD phạm tội “Cố ý là trái...” và đề nghị 3 ngân hàng TPBank, Sacombank và BIDV hoàn trả lại số tiền này. Theo luật sư, hành vi của Phạm Công Danh không phạm tội “Cố ý làm trái...” mà có dấu hiệu “Sử dụng trái phép tài sản”.

“Nếu HĐXX chấp nhận đề nghị của VKS thu hồi số tiền thiệt hại từ 3 ngân hàng thì tôi đề nghị HĐXX tuyên Phạm Công Danh và các bị cáo không phạm tội “Cố ý làm trái...” vì không gây thiệt hại cho VNCB”, luật sư Trang trình bày.

15:48

Bào chữa cho bị cáo Đặng Thị Bích Thủy, luật sư Lê Thị Bích Chi đặt ra câu hỏi: Có hay không việc bị cáo Thủy bàn bạc, thông nhất với bị cáo Phạm Công Danh?. Trong vụ án này, không có căn cứ chứng minh rằng bị cáo Thủy có bàn bạc chặt chẽ với Phạm Công Danh, bị cáo Thủy không biết rõ mục đích, thấy được hành vi này gây thiệt hại cho VNCB.

Bản thân Thủy đã khẳng định không có bàn bác với Phan Thành Mai, Phạm Công Danh. Lời khai này cũng phù hợp với lời khai của Danh, Mai.

Khi tiếp nhận hồ sơ, bị cáo Thủy đã kiểm tra sơ bộ về Thiên Thanh và Trung Dung và thấy đây là công ty lớn, là khoản vay an toàn, không ý thức được là gây thiệt hại cho VNCB hay tổ chức nào khác. Không biết mục đích là dùng 11 công ty để vay vốn, rút ra cho Danh sử dụng.

Cáo trạng của VKS kết luận bị cáo Thủy đồng phạm với Phạm Công Danh là không có căn cứ và đi ngược với pháp luật. Bị cáo đã thực hiện đúng nghĩ vụ của mình là đề xuất cấp tín dụng, không tham mưu như VKS quy kết.

Thiệt hại của VNCB bắt nguồn từ lãnh đạo VNCB đồng ý sử dụng tiền gửi để bảo đảm tiền vay của 11 công ty. Hành vi của bị cáo thủy không giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB, luật sư đồng ý với quan điểm của VKS rằng không yêu cầu các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại và mong HĐXX xem xét đề nghị của VKS.

Nhân thân của bị cáo Thủy tốt, gia đình có công với cách mạng, bị cáo phải nuôi mẹ già, con nhỏ. Trong quá trình làm việc tại TPBank thì có nhiều thành tích tốt. Đề nghị HĐXX xem xét 1 cách toàn diện đối với bị cáo Thủy.

15:24

Ông Trầm Bê trình bày tại tòa

live phien toa xu pham cong danh tram be chieu 241 luat su cua tram be tham gia bao chua

Ông Trầm bê cho biết, luật sư bào chữa cho ông đã thể hiện rất chi tiết. Momg HĐXX xem xét kỹ lại mức án 5-6 năm vì tôi hoàn toàn không có gì xác minh rằng tôi cho ông Danh vay và việc ông Danh không được phép vay.

Tôi đại diện 1 pháp nhân. Tôi hoàn toàn không trục lợi cá nhân, tôi gọi ông Danh là người bạn nhưng là người đại diện cho 1 tập thể, Phạm Công Danh đáp ứng các điều kiện tôi mới đồng ý cho vay. Tôi nghĩ Danh là khách hàng của ngân hàng, đây là ngiệp vụ của ngân hàng.

"Do tôi không hiểu hết hoặc do thời kì đang bổ sung luật mới tôi không hiểu hết. Trong 40 năm làm tôi chưa hề sai phạm 1 lỗi nhỏ gì về pháp luật. Dù tôi học thức thấp nhưng tôi đã làm ngân hàng tín dụng gần 10 năm nay. Anh Khang là TGĐ là cấp dưới của tôi, khi tôi thấy giao được thì mới giao, nếu tôi không duyệt thì anh cũng không ký được nên mong HĐXX cho anh Khang được giảm nhẹ một phần hình phạt", ông Trầm Bê nói.

Theo ông Trầm Bê, hành vi sai là không chối cãi, những cái sai xin trình bày: "Tôi chỉ bảo vệ đươc tiền của Sacombank. Tôi không thể hỏi được nguồn tiền ở đâu mà có vì chỉ có cơ quan pháp luật mới có quyền. Tôi không có quyền thẩm tra đối phương nguồn tiền ở đâu mà có. Theo tôi tiền mang đến bảo lãnh là hợp pháp".

Ông Trầm Bê mong muốn HĐXX, VKS xem xét giảm án thấp hơn mức án đề nghị.

15:16

Luật sư Phạm Đức Trung (bào chữa cho bị cáo Trầm Bê)

Tại cơ quan điều tra và tại tòa, ông Trầm Bê có nhận trách nhiệm về những sai sót. Ông Trầm Bê chỉ đạo cho vay là bình thường, nhưng khi cấp dưới và các chi nhánh duyệt hồ sơ cho vay đã chủ quan nên mới xảy ra sai phạm.

VKS quy buộc trách nhiệm cho ông Trầm Bê là khiên cưỡng, bởi Trầm Bê không biết mục đích vay tiền của Phạm Công Danh. Khi được VNCB bảo lãnh, Trầm Bê tin tưởng rằng đã được VNCB thẩm tra nên mới chỉ đạo thuộc cấp cho vay tiền. Quá trình duyệt hồ sơ cho vay cho đến khi giải ngân khoản vay, Trầm Bê không biết 6 công ty vay là của Danh và không biết tiền được chuyển về cho Danh sử dụng.

Khi vụ án xảy ra, Trầm Bê mới biết 6 công là của Danh và biết việc tiền giải ngân là do Danh sử dụng. Khi làm việc với CQĐT và tại tòa, Bê có nhìn nhận có sai sót của phía mình, do chủ quan, tin tưởng có tài sản đảm bảo nên mới duyệt cho vay, nhưng do không xem xét toàn diện nên mới xảy ra sai phạm.

Cáo trạng quy tội Trầm Bê đồng phạm với Phạm Công Danh là không đúng, bởi Trầm Bê không phạm tội cố ý làm trái. Kể từ khi bị bắt, ông Trầm Bê tin tưởng vào pháp luật sẽ xem xét một cách khách quan, toàn diện hành vi phạm tội của mình. Nếu xác định Trầm Bê phạm tội thì xem xét tuyên án thấp. Bên cạnh đó, Trầm Bê là người tạo công an việc làm cho rất nhiều người nên mong HĐXX xem xét cho Bê mức án thấp nhất.

Về mặt dân sự, đại diện VKS đề nghị giải tỏa kê biên căn nhà trện đường An Dương Vương (quận Bình Tân), luật sư Trung đề nghị HĐXX xem xét giải tòa kê biên căn nhà còn lại của Trầm Bê trên đường Hồng Bàng, quận 6, TP HCM.

15:16

Luật sư đặt câu hỏi là cần phải xét hành vi của ông Trầm Bê khi chấp thuận chủ trương cho 6 Công ty do ông Danh giới thiệu có gây hậu quả làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Sacombank không?. Quá trình điều tra và xét hỏi tại tòa cho thấy, việc Sacombank ký hợp đồng bảo lãnh với VNCB, Hợp đồng tín dụng cho 6 Công ty vay: 1.800 tỷ đồng là đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật các Tổ chức tín dụng và đến thời điểm giám định Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín không có thiệt hại.

Đồng thời, ông Trầm Bê cũng không được hưởng hay nhận bất cứ khoản lợi ích vật chất nào từ ông Danh, VNCB hay các Công ty vay tiền…

Luật sư cho rằng, trong vụ án này có không ít các quan chức ngân hàng cũng có cùng hành vi như Ông Trầm Bê, nhưng với các nhân vật này thì Cơ quan tố tụng lại cho rằng hành vi của họ không cấu thành tội phạm và chỉ đề nghị xử lý hành chính, trong khi đó lại áp dụng chế tài hình sự với ông Bê và ông Phan Huy Khang. Việc áp dụng pháp luật như vậy là không công bằng và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trước pháp luật mọi người đều bình đẳng!

Trong vụ án, còn phải nhắc đến trách nhiệm của tổ giám sát NHNN, vì khi chuyển tiền của VNCB từ Sở Giao Dịch Ngân hàng Nhà Nước về Sacombank: Chi nhánh Hưng Đạo và Chi nhánh Quận 8, Phan Thành Mai có lập “Tờ trình xin ý kiến của Tổ Giám Sát” và đã được ký.

Nếu hành vi của ông Phạm Công Danh cùng thuộc cấp bị cáo buộc là: “cố ý làm trái…” đối với khoản bảo lãnh cho 6 công ty vay: 1.800 tỷ đồng tại Sacombank gây thiệt hại cho VNCB thì cũng không thể bỏ qua trách nhiệm pháp lý của Tổ Giám Sát này. Bởi nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì liệu có chuyện chuyển tiền như trên được không?

Đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh mà VKS đã cáo buộc đối với ông Trầm Bê là đồng phạm cùng Phạm Công Danh phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.

14:58

Trình bày về quan hệ đối nhân, luật sư Khánh cho biết, ông Trầm Bê, theo quy định của pháp luật Ông phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng mà cụ thể là các cổ đông.

Tương tự, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị VNCB thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng này.

Quan hệ giữa ông Bê và ông Danh thuần túy chỉ là quan hệ của hai doanh nhân có từ lúc ông Trầm Bê còn làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam.

Do vậy không thể suy diễn một cách chủ quan và thiếu logic rằng: việc ông Bê với tư cách Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Chủ tịch Hội Đồng Tín Dụng chấp thuận chủ trương cho khách hàng là 6 Công ty do ông Danh giới thiệu vay tiền tại Ngân hàng của mình mà các khoản vay này được bảo đảm bằng tài sản là tiền gửi hợp pháp của VNCB tại Sacombank: Chi nhánh Hưng Đạo, Chi nhánh Quân 8 vào tháng 04.2013 là hành vi giúp sức để Phạm Công Danh cùng thuộc cấp gây thiệt hại cho VNCB.

Trước thời điểm Ông Danh đến gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề giới thiệu khách hàng vay tiền tại Sacombank, ông Bê hoàn toàn không biết gì về mục đích sử dụng tiền vay của 6 Công ty, cũng như tình trạng thanh khoản nguy cấp của VNCB do Phạm Công Danh làm Chủ tịch, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể buộc ông Trầm Bê vì sự ngay tình khi tham gia giao dịch phải cùng gánh chịu trách nhiệm trước pháp luật như những người đã có dự tính từ trước.

Khi ông Bê đồng ý về chủ trương cho 6 Công ty do Phạm Công Danh giới thiệu vay tiền tại Sacombank, Ông Bê luôn đưa ra điều kiện là phải có tài sản bảo đảm bằng tiền gửi hoặc bất động sản có giá trị, còn nếu là tài sản của VNCB thì phải có Nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị chấp thuận về việc bảo lãnh thì hồ sơ vay mới được xem xét.

Theo luật sư, quan hệ giữa ông Bê và ông Danh chỉ là quan hệ giữa hai doanh nhân là chủ của hai pháp nhân kinh doanh độc lập và không đồng nhất về mặt lợi ích nên khi đưa Phạm Công Danh xuống gặp Tổng Giám Đốc Phan Huy Khang để triển khai các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật và quy định của Sacombank đối với 6 Công ty vay tiền.

Ông Trầm Bê hoàn toàn không có bất cứ hành động chỉ đạo, thúc ép hoặc gây áp lực nào nhằm buộc các thuộc cấp phải cho 6 Công ty này vay tiền bằng mọi giá.

Xét về mặt lý luận, luật sư trình bày, hành vi chỉ cấu thành tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” khi hội đủ các yếu tố sau:

- Về nhận thức người thực hiện hành vi phải ý thức đầy đủ và rõ ràng hành vi mình đang thực hiện là gây nguy hiểm cho xã hội - tức trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng mong muốn cho hậu quả ấy xẩy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả đó xẩy ra. Đây là biểu hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.

- Và nhất thiết hành vi mà người này thực hiện phải gây ra hậu quả về mặt vật chất: quan hệ nhân – quả.

- Mà chủ thể của một hành vi cố ý thì bao giờ cũng phải nhắm đến một mục đích cụ thể: tức tôi là việc này thì sẽ được hưởng lợi cái gì.

Nhưng thực tế trong vụ án, khi chấp thuận chủ trương cho 6 Công ty do ông Danh giới thiệu vay tiền, ông Bê hoàn toàn không được Phạm Công Danh cho biết mục đích thực của việc sử dụng tiền vay mà Ông Danh cùng thuộc cấp đã thống nhất trước đó.

Ông Trầm Bê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chứ ông Bê không bị buộc phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của VNCB

14:56

Luật sư Trần Quốc Khánh

Trình bày tại tòa, luật sư Khánh cho biết, ông Trầm Bê (Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Chủ tịch Hội Đồng Tín Dụng Sacombank) cho biết, pháp luật hình sự quy định: “đồng phạm” là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm (Điều 17 BLHS); mà“cố ý phạm tội” đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả ấy xẩy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả đó xẩy ra (Điều 10 BLHS).

Trong vụ án, quá trình điều tra đã xác định được do chịu áp lực phải thanh toán cho khoản nợ vay quá hạn của BIDV: 2.600 tỷ đồng đã dùng để chăm sóc khách hàng phát sinh từ cuối năm 2012 (thể hiện tại các bút lục từ: 1.700 – 2.373); đồng thời cũng cần phải có ngay nguồn tiền để bảo đảm thanh khoản cho Ngân hàng trong tình trạng nợ thị trường liên ngân hàng cao, nợ xấu không khả năng thu hồi chiếm: 90% tổng dư nợ.

Nên ngày 23/3/2013 Hội Đồng Quản Trị VNCB tên lúc đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín đã họp thống nhất chủ trương lấy tài sản là số dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng (có lãi suất thấp) làm tài sản bảo đảm cho các công ty vay tiền tại những tổ chức tín dụng khác, khoản tiền vay này sẽ được dùng để chăm sóc khách hàng.

Do hoàn cảnh bức bách phải cứu VNCB mà ý thức thực hiện hành vi cố ý làm trái của ông Danh cùng thuộc cấp đã hình thành. Trong giai đoạn này thì hoàn toàn không có sự hiện diện hay can dự gì của ông Trầm Bê.

Khi Phạm Công Danh đến gặp ông Bê vào giữa tháng 04/2013 tại trụ sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín để giới thiệu 06 (sáu) Công ty vay tiền, Ông Danh cũng không cho ông Trầm Bê biết mục đích thật của việc sử dụng tiền vay, cũng như tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tại VNCB.

14:48

Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng (bào chữa cho Trầm Bê)

live phien toa xu pham cong danh tram be chieu 241 luat su cua tram be tham gia bao chua

Luật sư Hồng cho rằng, bị cáo Trầm Bê không liên quan đến Phạm Công Danh, không có cơ sở nói Trầm Bê là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện các hành vi sai trái.

Theo luật sư Hồng, Phạm Công Danh đến Sacombank để đặt vấn đề vay vốn, nhưng cáo trạng quy kết bị cáo Trầm Bê chủ động liên lạc với Danh để cho vay tiền là không đúng.

Ông Trầm Bê không trực tiếp làm hồ sơ vay vốn mà chỉ phê duyệt cho vay. Trầm Bê không biết mục đích vay tiền của 6 công ty được Danh giới thiệu. Việc Sacombank nhận tài sản bảo đảm để duyệt cho 6 công ty vay vốn tại nhà băng này là đúng quy định.

Ngoài ra, bị cáo Trầm Bê không biết Danh vay tiền với mục đích gì, có thực hiện hành vi sai trái hay không. Không chủ động liên hệ với Danh để vay tiền mà chỉ nhận hồ sơ vay, phê duyệt cho vay khi có tài sản bảo đảm nên không thể cáo buộc Trầm Bê là đồng phạm giúp sức.

Về tính khách quan: Việc VNCB gửi tiền sang Sacombank là đúng quy định theo luật các TCTD, VNCB không vi phạm khi gửi tiền qua Sacombank để bảo lãnh cho các khoản vay nên ông Trầm Bê không phải là đồng phạm với Phạm Công danh trong các hành vi sai trái của Phạm Công Danh.

Vế mối quan hệ nhân quả: Việc bảo lãnh của VNCB cho 6 công ty vay vốn là hợp pháp, việc cho vay khi có tài sản bảo đảm, nên cho dù Danh có vi phạm tội thì cũng không ảnh hưởng đến Trầm Bê nên Trầm Bê không thể nói Trầm Bê là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh. Việc VNCB sai phạm, thiệt hại không liên quan gì đến Trầm Bê nên cáo buộc Trầm Bê đồng phạm là sai.

Từ những nhận định này, luật sư Hồng đề nghị HĐXX xem xét để tuyên thân chủ mình đúng người, đúng tội.

14:18

Phiên tòa chiều nay bắt đầu

13:47

Trong phiên tòa sáng cùng ngày, các luật sư bào chữa cho nhóm giám đốc “bù nhìn” là thuộc cấp của Phạm Công Danh cho rằng, vai trò của các bị cáo là mờ nhạt, thụ động, các bị cáo làm theo chỉ đạo cấp trên, chỉ đứng tên làm giám đốc công ty mà không biết công ty gì; Các bị cáo không sử dụng con dấu, không tham gia soạn thảo bất cứ văn bản gì, không biết trụ sở công ty ở đâu, công ty có kinh doanh hay không… Đồng thời, các luật sư xin HĐXX xem xét cho các thân chủ của mình bởi các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, không được hưởng lợi…để giảm cho các bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.

Một số luật sư cho rằng mức án mà VKS đề nghị với thân chủ của họ là quá cao, chưa đánh giá đúng vai trò của từng bị cáo trong vụ án.

Các bị cáo Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Bích Vân và nhóm “giám đốc giấy” được Phạm Công Danh thuê đứng tên các công ty “ma” để vay vốn đồng loạt xin HĐXX xem xét vai trò mờ nhạt của mình trong vụ án. Theo các bị cáo, họ chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo cấp trên, kêu ký thì ký chứ không biết ký gì. Đồng thời, các bị cáo này mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật để được hưởng mức án khoan hồng nhất.

Cũng tại phiên tòa sáng nay, một số bị cáo như Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thị Bích Vân, Hồ Thị Đi bật khóc nức nở khi thực hiện quyền tự bào chữa cho mình tại tòa. Các bị cáo này cho rằng chỉ là người làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi và khẩn thiết mong HĐXX cân nhắc, tuyên mức án nhẹ nhất để có cơ hội làm lại cuộc đời.

Phiên tòa chiều nay, HĐXX sẽ cho phép các luật sư bào chữa cho bị cáo Trầm Bê và các thuộc cấp của mình.

cap nhan phien toa xu pham cong danh tram be chieu ngay 241 luat su cua tram be tham gia bao chua Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 24/1: 'Bị cáo chỉ là nhân viên lái xe, đứng tên giám đốc vì lòng tin'

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê hôm nay, HĐXX cho phép các luật sư tham gia bào chữa cho các bị ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.