Đắk Lắk: Rừng bị phá tan hoang, chính quyền không hề biết? | |
Rừng bị 'xẻ thịt' ở Đắk Lắk: Kiểm lâm tỉnh vào cuộc kiểm tra và báo cáo những gì? |
Ngày 15/8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử sơ thẩm vụ án hủy hoại 110 ha rừng xảy ra ở xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân). Các bị cáo Huỳnh Anh Khương, cán bộ Phòng TN-MT huyện Đồng Xuân, La Lan Thập (trú xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân), Phạm Xuân Trình, La O Kính (trú xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân)đều bị truy tố về tội hủy hoại rừng.
TAND tỉnh Phú Yên truy tố 4 bị cáo trên với tội danh hủy hoại rừng. Ảnh: T.T |
Theo cáo trạng ngày 21/2/2013, UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định thu hồi đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân giao cho UBND các xã Phú Mỡ, Xuân Lãnh và Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân) quản lý. Trong đó có rừng phòng hộ Bình Ấm thuộc tiểu khu 83, 90 của xã Phú Mỡ.
Tháng 5/2015, Phạm Xuân Trình sử dụng các thông tin cá nhân của các ông La Lan Dư, La O Đấu, La Mo Mang có hộ khẩu tại xã Phú Mỡ rồi lập 3 hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng nhằm hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng Bình Ấm.
Tuy nhiên, các cán bộ Phòng TN-MT và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân không kiểm tra hiện trạng, nhưng vẫn lập biên bản rồi tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xác nhận, hoàn tất các thủ tục của 3 hồ sơ nói trên, trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận.
Để tiếp tục hợp thức hóa quyền sử dụng diện tích đất rừng Bình Ấm, Trình và Huỳnh Anh Khương sử dụng thông tin cá nhân của các hộ dân đứng tên La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo Hùng để lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và được UBND huyện Đồng Xuân cấp 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đến ngày 21/3/2016, Trình lập khống các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tên Dư, Mang, Đấu sang cho Trình, rồi làm đơn xin phát dọn thực bì, các giấy tờ này được UBND xã Phú Mỡ ký xác nhận.
Gần 110 ha rừng bị 4 bị cáo phá trắng, trong đó có 33ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ảnh: T.T |
Cuối tháng 3/2016, Trình thuê khoảng 29 người sử dụng cưa máy cầm tay, rựa chặt phá tại các lô 11, 15, 20 ở rừng Bình Ấm. Đầu tháng 4/2016, Khương đến rừng Bình Ấm xác định ranh giới để Trình chỉ lại cho nhân công tiếp tục chặt phá tại các lô 1, 16, 17, 18, 19, 21, 22 có tổng diện tích 18,1ha. Sau đó, Khương đưa 37 triệu đồng cho Trình để trả tiền công phát rừng.
Thấy Phạm Xuân Trình và một số người khác tổ chức chặt phá rừng, nên La O Kính rủ La Lan Thập cũng tự tổ chức thuê khoảng 30 người chặt phá rừng tại các lô 2, 3, 8, 9, 10 thuộc tiểu khu 83 rừng Bình Ấm để lấy đất canh tác. Tổng cộng Kính và Thập phá 18,73ha rừng.
Theo kết luận giám định của Giám định viên tư pháp Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, trong 109,9ha bị Trình, Khương, Kính và Thập chặt phá có 76,9 ha đất chưa thành rừng có cây gỗ tái sinh nên thuộc phạm vi xử lý theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai.
Còn đối với 33ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất ở tiểu khu 83, 90 thuộc rừng Bình Ấm. Trình và Khương đã tổ chức chặt phá 6,27 ha rừng phòng hộ, 8ha rừng sản xuất; Kính và Thập tổ chức chặt phá 18,73 ha rừng phòng hộ.
Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 17/8.
Vụ 800 triệu đồng trong tài khoản Vietinbank biến mất: Tạm giữ trưởng phòng giao dịch chi nhánh Thanh Ba, Phú Thọ Công an kinh tế tỉnh Phú Thọ cho biết trưởng phòng giao dịch Vietinbank chi nhánh Thanh Ba, Phú Thọ hiện đã bị cơ quan ... |
Du lịch 07:22 | 21/01/2020
Du lịch 04:09 | 14/01/2020
Du lịch 09:56 | 07/10/2019
Du lịch 15:16 | 22/09/2019
Đô thị 07:36 | 13/09/2019
Du lịch 21:21 | 11/08/2019
Đô thị 16:03 | 09/08/2019
Đô thị 09:12 | 07/08/2019