Qui hoạch cấu trúc đô thị Hội An đến năm 2050 sẽ thế nào?

Khu vực đô thị trung tâm TP Hội An là khu phố cổ thuộc phường Minh An, vùng đô thị chia sẻ chức năng, bao gồm các phường: Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà.

Dự toán gần 17 tỉ đồng lập hồ sơ điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Hội An

Ngày 25/9/2019, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã kí Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự toán và nguồn vốn lập hồ sơ Điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Hội An giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tổng mức dự toán chi phí lập qui hoạch đề xuất hơn 18,5 tỉ đồng, nay điều chỉnh là hơn 16,8 tỉ đồng.

Ngân sách UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ không quá 50% và ngân sách thành phố Hội An bố trí phần còn lại.

DSC_5034

Một góc đô thị Hội An hiện nay. (Ảnh: Văn Luận).

Theo tài liệu của chúng tôi, trong đồ án điều chỉnh Qui hoạch chung thành phố Hội An giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, được qui hoạch toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Hội An khoảng 6.171,25 ha (đất liền và hải đảo).

Trong đó, phần đất liền có diện tích khoảng 4.622,12 ha có ranh giới tứ cận: phía Bắc giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên.

Mục tiêu của việc điều chỉnh Qui hoạch chung thành phố Hội An giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020, có tính chất là đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch phát triển bền vững, giàu bản sắc của tỉnh và Quốc gia.

Đặc biệt, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của Hội An để đáp ứng yêu cầu đầu tư, bảo tồn và phát triển để phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa, thúc đẩy quá trình hội nhập, liên kết phát triển vùng và khu vực, tạo tiền đề tăng trưởng xanh, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, định hướng phát triển thành phố Hội An là đô thị hạt nhân du lịch trong tam giác di sản quốc tế: Hội An – Cù Lao Chàm – Mỹ Sơn. Đô thị chuyên ngành du lịch, văn hóa của tỉnh và quốc gia, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm văn hóa và lễ hội mang tính dân tộc cấp quốc gia, đủ năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Xây dựng theo dõi, hướng dẫn UBND TP Hội an triển khai lập hồ sơ và điều chỉnh Qui hoạch chung Hội An giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Giao các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp, cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lí để UBND TP Hội An triển khai thực hiện.

Cấu trúc không gian đô thị thành phố Hội An qui hoạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050

DSC_5422

Khách du lịch tham quan Chùa Cầu. (Ảnh: Văn Luận).

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị thành phố Hội An phải bảo đảm sự gắn kết đồng bộ và ổn định giữa các không gian, phù hợp với các chiến lược phát triển đô thị. Phát triển không gian đô thị phải có sự chuyển tiếp hài hòa giữa các khu vực di sản, khu đô thị hiện hữu và các khu đô thị mới.

Đề xuất các phương án phân khu chức năng: Khu vực bảo tồn, khu vực chỉnh trang đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, khu vực phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vùng bảo tồn môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái,....Phát triển đô thị phải bảo đảm gắn kết với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa thế giới đã được công nhận.

Xác định vị trí và tổ chức không gian các khu trung tâm đô thị, xác định các vùng kiến trúc cảnh quan có tầm quan trọng trong không gian đô thị như: Các trung tâm, các cửa ngõ vào thành phố, các tuyến phố trục không gian chính, các hành lang ven sông và dọc bờ biển, các khu vực quảng trường, công viên, cây xanh,... để có giải pháp tổ chức không gian và tạo các điểm nhấn trong đô thị.

Đề xuất định hướng qui hoạch cảnh quan và kiến trúc đô thị cho các khu vực đặc thù trong thành phố, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các công trình di tích văn hóa lịch sử, các khu vực cảnh quan có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, không gian ngâm đô thị.

Xác định hệ thống hạ tầng xã hội, trung tâm hành chính trong tương lai, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh, các cửa ngõ và không gian mở của đô thị. Trong đó, phân thành 3 vùng phát triển. Cụ thể, vùng phát triển đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm là khu phố cổ (phường Minh An); vùng đô thị chia sẻ chức năng, bao gồm các phường: Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà. Khu vực này cần bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ưu các giá trị của khu phố cổ, xác định phố cổ là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hội An.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.