Thủ tướng muốn tỉnh Quảng Nam phát huy giá trị đô thị cổ Hội An

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện qui hoạch, triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn.

Vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã kỉ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện qui hoạch, triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn.

do thi co hoi an

Một góc đô thị cổ Hội An hiện nay. (Ảnh: Văn Luận).

Theo Thủ tướng, tỉnh Quảng Nam cần hướng tới những mô hình tăng trưởng bao trùm trong việc phát triển du lịch gắn với giá trị di sản; luôn gắn việc giải quyết hài hòa giữa bảo vệ, phát huy giá trị di sản với việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân sinh sống trong vùng di sản. Chính điều này sẽ tác động rất tích cực trở lại đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

"Tăng cường nghiên cứu, sớm ban hành và thực thi hiệu quả kế hoạch quản lí, qui chế bảo vệ di sản thế giới theo qui định của UNESCO và Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017, qui định về bảo vệ và quản lí Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Xây dựng, triển khai các dự án, chương trình đầu tư, nghiên cứu về bảo tồn, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước về nguồn lực, đặc biệt là về vốn, giải pháp kĩ thuật, ứng dụng công nghệ số đối với việc quản lí, tu bổ, tôn tạo di sản", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, những nơi có sự hiện diện di sản phải là những địa chỉ đi đầu, gương mẫu trong công tác bảo vệ môi trường, bao gồm việc nâng cao triệt để ý thức sử dụng rác thải nhựa, túi ni lông, đồ dùng nhựa một lần.

Đặc biệt, Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các sản phẩm du lịch, mô hình dịch vụ một cách đa dạng, bền vững, phù hợp với bản sắc văn hóa, đảm bảo hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường.

Bảo tồn, phát huy tốt các di sản là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là nhân tố góp phần thúc đẩy có chiều sâu các quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Đồng thời ngành văn hóa, thể thao và du lịch có kế hoạch kết nối các điểm đến của các di sản, trước hết là các trung tâm đô thị lớn và khu vực Miền trung- Tây Nguyên.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tại Hội nghị lần thứ 23 của UNESCO được tổ chức vào ngày 4/12/1999, đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn đã chính thức được công nhận và vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.

Mười năm sau, ngày 26/5/2009, tại đảo Jeju, Hàn Quốc, Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển của UNESCO chính thức công nhận Cù Lao Chàm - Hội An là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Hai sự kiện này là niềm vinh dự, tự hào và là sự ghi nhận của UNESCO cho những nỗ lực to lớn chính quyền tỉnh Quảng Nam trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, giá trị nhân văn và tài nguyên thiên nhiên.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.