Quốc phục Việt Nam hay trang phục truyền thống cách tân?

Bất cứ một đại diện nhan sắc nào của Việt Nam đến với cuộc thi quốc tế đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng. Đề tài được quan tâm nhiều nhất trong khoảng thời gian gần đây đó chính là "trang phục truyền thống".

Trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế gần đây, nhiều tranh cãi về trang phục truyền thống Việt Nam đã xuất hiện. Bên cạnh những ý kiến cho rằng trang phục truyền thống có nét bứt phá, sáng tạo và khéo léo kết hợp giữa cổ và kim thì cũng có những ý kiến cho rằng những bộ trang phục như thế không nên được gọi là “trang phục truyền thống” hay “quốc phục”.

quoc phuc viet nam dau the tuy tien de goi
Bộ trang phục được lấy ý tưởng từ mây, tre của Lệ Hằng tại Miss Universe 2016 đang được chú ý.

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Thế giới - Miss Universe 2016 đang được tổ chức tại Philippines lần này với sự tham gia của Á hậu Lệ Hằng và cô đang gây chú ý bởi trang phục truyền thống mà êkip đã chuẩn bị. Mặc dù chưa công bố chính thức mẫu trang phục dân tộc này sẽ mang đến Miss Universe 2016 nhưng đa số những thiết kế đã vượt ra những khuôn khổ ý tưởng từng thấy trước đó.

Được biết, để chọn ra bộ trang phục truyền thống đẹp nhất giúp Lệ Hằng chinh phục tại “Miss Universe 2016”, BTC đã từng có hẳn một cuộc thi “Tuyển chọn thiết kế quốc phục” nhằm chọn ra bộ trang phục đẹp nhất. Những hình ảnh về những bộ “quốc phục” của Lệ Hằng cũng được tiết lộ và một lần nữa gây nên một làn sóng tranh cãi.

Không thể tùy tiện gọi là “quốc phục”

Những năm về trước, trang phục Việt Nam mang đến cho phần thi “trang phục truyền thống” hay “quốc phục” đa số thường là áo dài, thi thoảng có sự xuất hiện của chiếc áo tứ thân. Những năm gần đây, trang phục truyền thống theo chân các người đẹp đến các cuộc thi quốc tế thật sự đã có tiến bộ rất nhiều trong cách tư duy ý tưởng, mang đậm tính hình tượng.

quoc phuc viet nam dau the tuy tien de goi
Bộ trang phục trong số 5 bộ trang phục của Lệ Hằng tại Miss Universe 2016 được lấy ý tưởng từ áo dài và kết hợp với nghệ thuật khảm sứ độc đáo

Thậm chí đó còn là những sản phẩm của những người trẻ chưa phải là những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Những hình ảnh dân dã, gần gũi nhất với văn hóa, truyền thống Việt Nam đều được các bạn bạn khai thác triệt để vào những thiết kế của mình, như: nón lá, nghệ thuật khảm sứ, quạt, họa tiết trống đồng hay đến cả chùa Thiên Mụ, mây, tre…. đều được “thổi” một làn gió mới.

Tuy thế, những bộ trang phục có vẻ… hoành tráng này cũng khó có thể được gọi là “quốc phục”.

“Quốc phục” là kiểu trang phục mà toàn dân đều có thể mặc được, thế nên tính đơn giản, gọn gàng hay đại chúng là điều được ưu tiên hàng đầu và tất nhiên cũng không thể bỏ quên tính dân tộc trong đó.

quoc phuc viet nam dau the tuy tien de goi
Bộ trang phục mang tên "Mẫu nghi" lấy ý tưởng từ áo tứ thân, nón quai thao và nghệ thuật rối nước

Những bộ trang phục được mang đến các cuộc thi quốc tế có thể thỏa mãn được yếu tố dân tộc, nhưng về yếu tố đại chúng, dường như là không thể. Một số ý kiến cho rằng những bộ trang phục này chỉ thích hợp cho việc trình diễn, còn về việc để gọi là “quốc phục” thì không ổn.

Nên dừng lại ở “cách tân”

Quốc phục ở Việt Nam có thể gọi tên 3 loại trang phục, đó là: Áo tứ thân, áo dài và áo bà ba đại diện lần lượt cho Bắc, Trung, Nam. Chính vì lẽ đó không thể nào khai thác nhiều hơn nữa chất liệu của 3 kiểu áo này. Sẽ đến một lúc nào đó, công chúng trong nước lẫn quốc tế sẽ ngán ngẩm với chiếc áo dài mà năm nào Việt Nam cũng ra mắt bạn bè trên thế giới. Thế nên, cần phải có một sự thay đổi quyết liệt trong những kiểu trang phục truyền thống.

quoc phuc viet nam dau the tuy tien de goi
Áo dài kết hợp với họa tiết trống đồng

Sự cách tân là vô cùng cần thiết trong trường hợp này. Không thể chối cãi rằng những bộ trang phục Việt Nam được mang đến phần thi “trang phục truyền thống” tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế dạo gần đây đã có một sự bứt phá đáng ngạc nhiên, mặc dù vẫn vấp phải những tranh cãi cho rằng, những bộ trang phục này đôi khi quá hở hang, không thích hợp với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Lý do tạo nên một làn sóng tranh cãi như thế là bởi vì những bộ trang phục này bị “ép” vào cái khuôn “quốc phục”. Nếu chỉ được gọi là “trang phục truyền thống cách tân” thì mọi thứ có lẽ sẽ khác.

“Trang phục truyền thống” là một phần thi khá quan trọng trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Và cũng đã có rất nhiều người đẹp giành được vị trí cao trong phần thi này bởi những bộ trang phục lấy ý tưởng từ một hình ảnh đặc trưng của đất nước họ, chứ không hẳn là cách tân quốc phục.

quoc phuc viet nam dau the tuy tien de goi
Bộ trang phục giúp cho Thái Lan dành vị trí cao trong phần thi "Trang phục truyền thống" của Miss Universe 2015 là một bộ trang phục lấy ý tưởng từ xe tuk tuk - loại phương tiện giao thông đặc trưng của đất nước này và hoàn toàn không liên quan gì đến quốc phục của họ

Thiết nghĩ, nếu như hình ảnh của đất nước được mang đến gần với bạn bè quốc tế qua những bộ trang phục đậm chất Việt Nam và dân tộc như thế thì việc gì phải tranh cãi thật gay gắt?

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.