Rằm tháng 7 phân biệt lễ Vu lan và cúng cô hồn

Lễ Vu Lan là gì? Tháng cô hồn là gì? Ngày xá tội vong nhân hàng năm trùng với lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu cha mẹ của Phật giáo. Chính vì thế, không ít người nhầm lẫn lễ Vu lan và lễ cúng cô hồn với nhau, vậy làm thế nào để phân biệt hai lễ này được chính xác?

Ngày xá tội vong nhân hàng năm trùng với lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu cha mẹ của Phật giáo và cùng diễn ra vào tháng 7 âm hay còn gọi là tháng cô hồn. Tại Việt Nam, nhiều người nhầm lẫn và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày xá tội vong nhân (lễ cúng Cô hồn). Tuy nhiên, thực tế đây là hai lễ khác nhau với những điển tích khác nhau, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây để có cái nhìn khách quan và chi tiết:

1. Lễ Vu lan

Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông, được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan
Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật cứu mẹ (Ảnh: Sohu)

Chuyện xưa kể rằng, sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói. Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được Đức Phật chỉ cách phải cúng chư Tăng vào dịp Rằm tháng bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư Tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Theo đó, vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.

Đến ngày hôm nay, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử đó mà là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.

Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan
Ngày lễ Vu Lan, ai còn cha mẹ thì cài hoa đỏ, người nào cha mẹ đã mất thì cài hoa trắng (Ảnh: Đời sống pháp luật)

Dịp lễ Vu Lan, mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: Màu đỏ cho người còn (cha) mẹ và màu trắng cho ai đã mất (cha) mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.

Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp lễ Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù con hay mất.

2. Ngày xá tội vong nhân và lễ cúng Cô hồn

Theo dân gian và nhiều nguồn tin, tháng cô hồn này bắt nguồn từ một câu chuyện giữa đại đệ tử của Đức Phật là Tôn giả A Nan Ðà, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

Có một buổi tối, Đức A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa như nó. Quỷ đói nói: “Nếu muốn tránh thì ngày mai ông phải thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên và ông cũng được tăng thọ”.

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan
Theo dân gian, tháng cô hồn này bắt nguồn từ một câu chuyện giữa đại đệ tử của Đức Phật là Tôn giả A Nan Ðà, với một con quỷ miệng lửa (Ảnh: Sina)

Nghe vậy Tôn giả A Nan Đà đem chuyện bạch với Ðức Phật và được Đức Phật truyền cho bài chú gọi là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Theo tục lệ dân gian, cúng lễ tháng cô hồn là một nghi thức nhân văn, thể hiện ở chỗ bên cạnh việc thắp hương thờ cúng tổ tiên, rất nhiều gia đình còn cầu nguyện cho những linh hồn sa cơ, những vong linh ẩn dật cô độc, không nơi nương tựa tìm được chốn đầu thai, thoát khỏi cảnh không chốn dung thân ở nhân gian.

Tục cúng tháng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như: Tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).

Tháng cô hồn là gì?

Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, tháng 7 Âm lịch hàng năm là khoảng thời gian linh hồn người chết và quỷ đói được quay trở về dương gian. Người xưa thường nói rằng, đây là thời điểm hoạt động mạnh nhất của ma quỷ.

Theo Đạo giáo của người Trung Quốc, tháng 7 Âm lịch Diêm Vương sẽ ân xá, mở Quỷ Môn Quan thả cho ma quỷ được tự do trở về dương gian một thời gian rồi sau đó quay trở lại để cánh cửa địa ngục đóng lại. Chính vì vậy, ngày rằm tháng 7 Âm lịch được coi là ngày xá tội vong nhân. Và tháng 7 Âm lịch còn được dân gian gọi là tháng cô hồn

Ở Việt Nam, tháng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo tín ngưỡng tâm linh người Việt, con người bao gồm phần linh hồn và thể xác. Khi một người mất đi thì phần xác trở thành cát bụi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nếu được Diêm Vương phán xử là người tốt nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Tháng cô hồn không nên mua gì để tránh điềm xấu?

Không mua vàng

Người xưa có câu "vớ được bạc thì sang, vớ được vàng thì xui", mà tháng 7 âm lịch lại là tháng có nhiều điềm xấu, nên rất nhiều người kiêng không mua vàng trong tháng cô hồn.

Nếu mua vàng, ma quỷ sẽ nghĩ nhà bạn giàu có chúng sẽ đeo bám gây rối, khiến bạn gặp nhiều điều xui xẻo không mong muốn.

Không mua xe

Theo quan niệm từ xưa đến nay, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ được thả tự do, chúng trở về và mang nhiều điều xấu đến cho gian dan. Việc mua xe là một việc lớn, đồng thời cũng là phương tiện cần đến sự an toàn, nên để tránh gặp điều không may bạn không nên mua xe vào tháng này.

Không nên mua nhà

Những vong hồn không được thờ cúng, chúng không có nơi để trở về, nên thường chọn nơi vắng vẻ, không có người làm nơi trú ngụ. Mà những ngôi nhà đang được rao bán thường không có người ở, thì tất nhiên đây là nơi tốt để ma quỷ trú ngụ. Chính vì vậy, nhiều người kiêng kỵ không mua nhà trong tháng cô hồn.

Không nên mua đất

Không nên mua đất vào tháng 7 Âm lịch vì nếu mua rất có thể bạn sẽ gặp phải những mảnh đất ngày xưa từng là bãi tha ma, có âm khí mạnh. Nếu xây nhà trên mảnh đất này, bạn sẽ gặp phải vấn đề "lành ít, dữ nhiều" và rất dễ gặp xui, nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Không mua gương kính

Không nên mua gương hay kính trong tháng cô hồn, vì tháng này ma quỷ nhiều bạn rất dễ bị ám ảnh bởi những hình ảnh ma quỷ trong gương. Theo dẫn gian, nếu mua gương kính bị vỡ cũng sẽ gặp phải điềm xấu.

Không nên mua quần áo

Nếu mua quần áo trong tháng này các vong linh sẽ mượn quần áo để mặc, trêu chọc chủ nhân của nó, nên kiêng kỵ không mua quần áo. Vì các vong linh thường thiếu thốn mọi thứ.

Không nên mua đồ cũ 

Quần áo cũ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vì được gom mua từ nhiều nơi khác nhau. Để tránh phải điềm xấu xui xẻo, dễ rước họa vào thân, cách tốt nhất không nên mua đồ cũ vì biết đâu được bạn có thể đã mua phải đồ của người đã khuất.

XEM THÊM

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Những điều kiêng kị tốt nhất đừng nên làm trong ngày mùng 1 tháng cô hồn

Dân gian vốn đã có những kiêng kị nhất định về những việc không nên làm ngày mùng 1 đầu tháng. Vậy mùng 1 tháng ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan TT. Thích Đức Thiện: 'Lễ Vu lan không phải ngày Xá tội vong nhân'

Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn của các tăng ni, phật tử trong Phật giáo.

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Khấn lễ bằng smart phone thành tâm liệu có được thần linh phù hộ?

Nếu tìm được các bài văn khấn vào đúng các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, đặc biệt là rằm tháng 7 âm ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Trong Phật giáo có quan niệm tháng cô hồn hay không?

Dân gian quan niệm, trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn phải kiêng kị kĩ càng nhiều việc vì đây ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Qua rằm tháng 7 âm, có phải tiếp tục kiêng kị tháng cô hồn?

Nhiều người có chung thắc mắc là qua Rằm tháng bảy âm liệu có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng cô hồn mà ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan 5 vật phẩm phong thủy giúp xua đuổi tà khí, mang lại may mắn trong tháng cô hồn

Theo quan niệm xưa của người Việt, tháng 7 âm lịch cũng được coi là tháng cô hồn. Trong tháng này, Quỷ môn quan sẽ ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Dự đoán chuẩn xác vận thế 12 con giáp tháng 7 âm lịch

Theo dự đoán cho tháng 7 âm lịch, người tuổi Tý, tuổi Sửu, tuổi Mùi là ba con giáp có vận thế khởi sắc nhất ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Mâm cúng ngày Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 cần có những gì?

Không như các dịp lễ khác, mâm cỗ cúng Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 được chia thành ba phần riêng biệt: cỗ chay ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan 3 bài văn khấn rằm tháng 7 cô hồn chuẩn nhất

Ông cha ta thường có câu: “Cả năm không bằng rằm tháng 7, cả thảy không bằng rằm tháng giêng”, Ngoài những ngày Tết Nguyên ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Lễ Vu Lan: Mách bạn những điều nên làm trong mùa Vu Lan

Rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan là thời điểm để con cái nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Trong ...

ram thang 7 phan biet cung co hon va le vu lan Xem ngày đẹp để sắp xếp việc đại sự cho 12 con giáp tháng 7 âm năm 2018

Nhiều người e dè vì suy nghĩ tháng 7 âm lịch không đem lại may mắn. Thật ra nếu kiêng kị đúng cách, hoàn toàn ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.