Sao Việt: 'Một trời kí ức' về đèn lồng tự chế, bánh Trung thu mà bây giờ 'tìm hoài chẳng thấy'

Nhắc đến Tết Trung thu, nhiều sao Việt như Hà Anh, Duy Khánh, Minh Xù, Hari Won… lại bồi hồi kể về những kỉ niệm khó quên.

Siêu mẫu Hà Anh: Sâu đậm với những kí ức Trung thu miền Bắc

Tết Trung thu của Hà Anh và các em vô cùng lung linh với mũ miện công chúa, đèn ông sao và các chú thỏ bông mà ba mẹ thường dẫn đi mua ở chợ Hàng Mã. Thời nhỏ của Hà Anh là những năm Việt Nam còn nhiều thiếu thốn, không nhiều các loại đồ chơi như trẻ con có bây giờ nhưng thật giàu về những câu chuyện kể.

Ông nội kể những sự tích chị Hằng, chú Cuội cho mình và các em nghe đêm "phá cỗ ngắm trăng" ngoài vườn trong hương thơm ngát của hoa bưởi trong vườn. Mẹ thì gọt quả hồng ngâm, mấy chị em ăn cốm, ăn bánh nướng, bánh dẻo hình con cá chép rồi đi rươc đèn cùng lũ trẻ con hàng xóm trong khu nhà khi người lớn nhấm nháp trà thưởng ngoạn trăng thanh gió mát. Hà Anh nghĩ, mình đã luôn có những ký ức tuyệt vời của những đêm phá cỗ Trung Thu cổ truyền hạnh phúc bên gia đình mình.

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Siêu mẫu Hà Anh (Ảnh: NVCC)

Dù đi khắp bốn phương trời và hiện tại sinh sống ở TPHCM nhưng Hà Anh vẫn thấy chỉ có Hà Nội mới có một đêm Trung thu rõ rệt. Nói thực là đêm Trung thu chỉ có ở Hà Nội là rõ rệt hơn cả. Ở TPHCM, ngoài những tiệm bánh Trung thu trên phố, không có cốm non, những quả hồng ngâm, cũng không thấy không khí "đèn ông sao", chứ chưa nói gì đến mâm cỗ Trung thu đúng nghĩa. Hà Anh nghĩ, đây là một nét văn hóa rất đẹp ở Việt Nam mà chúng ta nên lan truyền để các trẻ em hiểu rõ và trông chờ. Chứ bây giờ, lễ Giáng sinh ở Việt Nam có lẽ còn phổ biến hơn cả Trung thu.

Hari Won: ‘Mùa trung thu năm nay đặc biệt hơn sau khi lập gia đình’

Ở Hàn Quốc, lúc còn nhỏ Hari cũng từng đón Tết trung thu vì đây cũng là một trong số những ngày lễ truyền thống của người Hàn, nên ít nhiều Hari cảm nhận được không khí gia đình, trẻ em quây quần được người lớn tặng lồng đèn. Mọi thứ không khác gì như văn hoá đón lễ của thiếu nhi Việt Nam.

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Năm ngoái, Hari Won đã đón mừng một mùa Trung thu đặc biệt cùng ông xã Trấn Thành. Sau gần một năm ngày cưới, cô vẫn đang cảm thấy hạnh phúc khi được yêu thương, chăm sóc.(Ảnh: NVCC)

Từ khi bắt đầu làm việc và lập gia đình tại Việt Nam, Hari Won bắt đầu khám phá được Trung thu ở đây có những nét thú vị lắm. Chẳng hạn tới Tết là mọi người sẽ đi tặng bánh cho nhau, tặng trà hoặc hẹn hò, tụ tập ở nhà ăn uống. Hari còn thấy nhiều bạn rủ nhau đi phố lồng đèn chụp ảnh đẹp lắm. Năm ngoái, cũng tầm khoảng thời gian này, “ông xã” của Hari cũng khiến mình bất ngờ khi dẫn mình vào Hội An ngắm lồng đèn treo khắp phố, nhìn những con thuyền đèn cầy thả trôi sông…

Dù đây là mùa Trung thu đầu tiên sau khi cưới chồng được một năm mà hiện tại, Hari vẫn phải làm việc từ 5 giờ sáng đến giờ chưa xong. Không biết tối nay trở về có “quà đặc biệt” từ ông xã Trấn Thành hay không, nhưng mình vẫn cảm thấy vui khi đang ở giai đoạn hạnh phúc và sung sức nhất trong công việc. Hari thấy người ta nói Tết Trung thu là Tết đoàn viên và Hari cũng đang cảm nhận được tình cảm của nhiều người dành cho mình.

Duy Khánh - Kí ức về mùa Trung thu đốt nến cháy cả lồng đèn

Nhắc đến mùa Trung thu, Khánh nhớ nhất là những ngày còn bé khi vòi vĩnh bố mẹ mua lồng đèn để khoe với đám bạn. Thời đó, đèn lồng được làm bằng giấy đỏ, thắp nến sáng bừng cả sân, mấy đứa trong xóm tụm lại đốt nến khắp sân, vừa đi vừa hát hò um sùm. Nếu năm đó, bố mẹ lỡ quên thì Khánh tự lấy tiền ống tiết kiệm mua cái nho nhỏ để có “tụ” với chúng bạn.

Có lần, hình như là lúc Khánh học lớp 5, vẫn như mọi lần cả đám xúm lại đọ xem lồng đèn ai to nhất, sáng nhất… đến khi thắp lửa thì lỡ tay đốt luôn chiếc lồng đèn của mình. Thế là cả đám xúm lại, cho Khánh mượn đèn chơi ké để đỡ tủi thân. Những kí ức như vậy giờ muốn tìm lại cũng khó.

Sau lên cấp 2, khi bắt đầu chủ động tự lập, đi lại thì mỗi mùa trăng Trung thu, cả đám lại hẹn hò phố Lương Nhữ Học để chụp… ké đèn lồng để có ảnh để “kheo” trên Blog 360 độ. Nhiều khi mình vừa chụp, vừa chạy… vì sợ mấy cô bán hàng mắng nhưng cũng nhờ vậy, tết Trung thu nào cũng có cái để nhớ.

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Năm nay, Duy Khánh sẽ đón Tết trung thu trên đất Thái (Ảnh: NVCC)

Lớn hơn chút nữa, khi công việc đã ổn định thì lại hiếm khi nào hưởng trọn vẹn ngày Tết Trung thu. Tuy nhiên, như một thói quen, năm nào Khánh cũng mua vài chiếc lồng đèn để treo trong phòng cho có không khí. Khánh cảm nhận thời gian, khi cuộc sống qua tân tiến, con người chạy vội theo công việc thì những giá trị văn hoá về Tết trung thu xưa không còn dễ thương như trước. Ai cũng hối hả đi làm, con nít cũng chỉ được bố mẹ dẫn đi mua đèn lồng tự chơi cho qua ngày… mọi thứ không có sự mộc mạc, thú vị như trước.

Năm nay, Khánh đón Tết Trung thu ở Thái Lan vì vừa đáp chuyến bay cùng ê-kíp sang đây làm việc. Tuy nhiên, cả đám cũng quyết định sẽ hưởng trọn không khí bằng việc sẽ kéo nhau ra phố China Town xem người ta chuẩn bị cỗ như thế nào.

Minh Xù - Những chiếc lồng đèn tự chế đẩy leng keng trên dãy nhà tắt điện

Ngày xưa, nhà Minh Xù bán tạp hoá trong một khu tập thể còn khá nghèo, bù lại cuộc sống ở đây lại rất vui và đoàn kết. Minh Xù nhớ như in trước khu nhà có hàng rào hoa dâm bụt. Mỗi lần tới đúng Tết trung thu, mấy đứa trẻ như Minh Xù tụm lại tự chế lồng đèn, có đứa thì mua giấy màu về tô vẽ, có thằng khéo tay hơn thì lấy tre uốn làm kì công hơn. Minh Xù thì “tính toán hơn”, lấy hẳn những lon sữa bò ở nhà là… lồng đèn, mà mỗi khi di chuyển thì va vào nhau kêu leng keng.

Tới đêm, người lớn chủ động tắt điện cả khu tập thể để lũ trẻ đốt nến, đẩy xe bò leng keng khắp mấy dãy nhà, vừa đi vừa hát. Cuộc vui kéo dài tầm 15-20 phút thì ai về nhà nấy, lại bật điện sáng, người lớn thì ngồi nhâm nhi uống trà, ăn bánh, đánh cờ, lũ con nít thì kiếm trò khác để quậy.

Bây giờ, Minh Xù thấy lồng đèn được làm bằng điện, tuy đẹp hơn khi kỉ niệm thì chắc có lẽ không vui như xưa.

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Minh Xù trong hình ảnh chú cuội dễ thương cùng với "chó buổi", một sản phẩm được người Hà Nội xem là linh vật trong ngày Trung thu (Ảnh: NVCC)

Lớn lên, khi đã vào nghệ thuật, Minh Xù may mắn mỗi năm tham gia những chương trình về Tết trung thu dành cho trẻ em, thành ra bản thân cũng cảm nhận không khí từ niềm vui của các bé nhỏ. Mới đây, Minh Xù cùng rất nhiều anh chị em nghệ sĩ Nam – Bắc tổ chức cuộc “đổ bộ trăng rằm”, tặng quà cho các bé. Trong lần đó, mình vô tình khám phá một nét thú vị trong văn hoá miền Bắc. Minh Xù được nghe các anh chị em nghệ sĩ phía Bắc nói về “Chó bưởi” (con chó được tạo hình bằng trái bưởi) và ở đây, người ta xem đó là linh vật cho ngày Tết trung thu. Mọi người sau khi làm chương trình thì cùng phá cỗ, ăn bưởi… rất vui và đáng nhớ.

Minh Xù vừa mới “phát hiện” ra là cả mùa rằm này chẳng được ăn bánh Trung thu, nên quyết định sẽ “phá cỗ ké” ở nhà chị bạn thân vào tối nay. Mấy chị em đã lên kế hoạch sẽ cùng nhau nhâm nhi ăn bánh, uống trà, tán dóc và chơi lồng đèn cùng với các bé trong nhà. Với Xù, niềm vui Trung thu chỉ vỏn vẹn như vậy.

Jun Phạm: ‘Lấy bánh dẻo ra nặn thành đất sét và bị mẹ… đuổi ra khỏi nhà’

Hồi còn học mẫu giáo, gia đình Jun khá khó khăn nên mẹ chỉ mua cho gia đình một hộp bánh Trung thu. Lúc đó Jun thích bánh dẻo lắm vì nhìn giống cục đất sét đồ chơi, liền lấy ra vò vò, nặn nặn khiến cái bánh trở nên đen thui và xấu xí kinh khủng. Đã vậy Jun còn “tự hào” đem “chiến tích” đi khoe với mẹ và mẹ đã nổi trận lôi đình, lột hết quần áo và “đuổi” Jun ra khỏi nhà trong vòng... 10 phút. Không biết phải làm sao nên Jun đã “khóc như mưa” để năn nỉ mẹ cho vào nhà đón Trung thu khiến mọi người xung quanh ai cũng nháo nhào chạy ra xem.

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Jun Phạm cũng có những kỉ niệm Trung thu đáng nhớ (Ảnh: NVCC)

Isaac: “Nhớ nhất về những chiếc bánh trung thu ngày xưa”

Isaac thích ăn bánh trung thu thập cẩm. Tới giờ vẫn thích ăn. Ngày xưa bánh không nhiều và phong phú và được trong hộp đẹp như bây giờ, mỗi chiếc gói trong 1 cái giấy màu hồng mỏng, thường là mua từng cái về ăn, 1 hộp 4 cái bánh trong hộp giấy sọc caro đỏ, không nhiều thiết kế in ấn, không có bỏ trong bao nilon như bây giờ. Bánh lúc đó ngon lắm vì hàng hiếm. Lúc đó không biết trung thu là khi nào, chỉ biết ngoài đường bán bánh là tới trung thu…

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay
Nhắc đến Trung thu là Isaac nhớ về những chiếc bánh thập cẩm được bọc bằng giấy sọc caro đỏ (Ảnh: NVCC)
sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay Một thế kỷ trước người Việt đón Trung thu ra sao?

Trang viết từ năm 1913 của học giả Nguyễn Văn Vĩnh cho thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn, Trung thu là dịp đoàn viên ...

sao viet mot troi ki uc ve den long tu che banh trung thu ma bay gio tim hoai chang thay 'Thôi' phố cổ, Trung thu đến đây vừa có bánh ngon, trà thơm lại nhiều trò vui hết nấc

Ở Hà Nội, Trung thu năm nay thay vì chen lấn lên phố cổ hay các điểm lễ hội đông đúc, bạn cùng gia đình ...

(Ảnh: NVCC)

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.