Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hơn 50% nguyên nhân là do khai thác cát

PGS TS Dương Hồng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho rằng, hơn 50% nguyên nhân sạt lở là do khai thác quá tải lượng cát hiện tại của sông Mê Kông.
sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat Đoạn đường giao thông dài gần 50m bất ngờ đổ ập xuống sông
sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat 'Hố tử thần' dưới sông Hậu: Thêm một căn nhà bị sụp xuống sông
sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat
Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông Vàm Nao. Ảnh: D.H.S

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ sông Vàm Nao (thuộc khu vực ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) làm 16 căn nhà bị trôi xuống sông, hơn 100 hộ dân xung quanh phải khẩn cấp di dời, PGS TS Dương Hồng Sơn đã tham gia đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) trực tiếp khảo sát thực địa khu vực sạt lở.

Đồng thời đoàn đã có buổi họp khẩn với lãnh đạo tỉnh An Giang để hỗ trợ người dân tái định cư, sớm ổn định cuộc sống, cùng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ứng phó với tình hình sạt lở của tỉnh An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.

PGS TS Dương Hồng Sơn từng là Chủ nhiệm dự án của Bộ TNMT “Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên – dòng chảy, địa hình, địa chất lòng sông nhằm xác định nguyên nhân gây ra sạt lở bờ sông Hậu (đoạn chảy qua An Giang)”, được thực hiện trong giai đoạn 2014-2015.

Theo ông Sơn, trước đây các dãy nhà ven sông chủ yếu là nhà cấp 4 hoặc tạm bợ với mái tôn vách ván nên tải trọng nén lên bờ sông khá nhỏ.

Hiện nay, do đời sống kinh tế người dân khá lên, nên các ngôi nhà này được kiên cố hóa và thêm tầng làm lực nén lên bờ sông ngày càng lớn.

“Thực tế khi chúng tôi đến huyện Chợ Mới, An Giang có rất nhiều nhà hai tầng kiên cố nằm sát bên bờ sông. Ngoài ra, đất ở ĐBSCL có tuổi địa chất còn trẻ nên sự gắn kết của đất chưa cao vì vậy khi chịu một lực nén lớn dễ bị lở phía bờ sông. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố sạt lở trên”, PGS TS nhận định.

Đồng thời PGS Dương Hồng Sơn cũng cho biết, do đặc tính và văn hóa của người ĐBSCL thường xây dựng nhà dọc bên mé sông và đường quốc lộ cũng chạy dọc các khúc sông này.

Việc lưu lượng xe ngày một nhiều với tải trọng lớn đã phần nào làm kết cấu đất không còn gắn kết dễ bị sạt lở.

“Trước những thực tế này, cơ quan chức năng cần xem lại quy hoạch cơ sở hạ tầng ven sông để có thể tránh được tình trạng sạt lở” - PGS Dương Hồng Sơn đề xuất.

sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat
Khai thác cát ở khu vực thượng nguồn sẽ tăng nguy cơ sạt lở tại địa phương và vùng hạ lưu. Ảnh: Thanh Niên

Tuy nhiên, vị Phó Viện trưởng cho rằng nguyên nhân chính chiếm hơn 50% là do tình trạng khai thác cát ngày một nhiều.

PGS TS dẫn chứng, khoảng 10-20 năm trở lại đây, các đập thượng nguồn (thủy điện trên sông Mê Kông) giữ lại bùn cát nên dòng chảy hạ lưu bị đói bùn cát, để cân bằng năng lượng dư thừa buộc dòng nước phải bào xói bờ.

Trước tình trạng thiếu bùn cát và phù sa bồi đắp từ thượng nguồn, việc khai thác cát không giảm đi mà còn tăng lên đã dẫn đến việc sạt lở ngày một nhiều và diễn biến phức tạp hơn.

“Đã đến lúc chúng ta phải thích ứng với việc xâm nhập mặn sâu vào đất liền và lượng phù sa bồi đắp ngày càng ít đi do các đập thủy điện ngăn dòng ở thượng nguồn.

Do đó, để hạn chế sạt lở chúng ta phải khai thác có tính toán. Hiện nay hầu hết các tỉnh đều có quy hoạch khai thác khoáng sản liên quan đến cát nhưng đa số đều thực hiện riêng lẻ mà không dựa vào một quy hoạch tổng thể nào.

Đặc biệt là việc đánh giá tác động môi trường cho các quy hoạch này cũng như cho các mỏ cát được cấp phép chưa được chú trọng.

Việc khai thác cát sẽ dẫn đến việc kết cấu địa tầng và dòng chảy thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng sạt lở và ảnh hưởng các tỉnh hạ nguồn.

Đặc biệt là các tỉnh thượng nguồn và nằm liền kề như An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp cần hạn chế tối đa việc khai thác cát”, PGS TS Dương Hồng Sơn cho biết.

sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat Lợi dụng nghỉ lễ 'cát tặc' lộng hành trên sông Mã

Cho rằng lực lượng chức năng không làm nhiệm vụ trong những ngày nghỉ lễ, các tàu ngang nhiên hút trộm cát trên sông Mã ...

Đồng thời, ông đề nghị Bộ TNMT cần có quy hoạch tổng thể về việc khai thác cát cho từng vùng trên cả nước, ít nhất là tại các tỉnh ĐBSCL và có biện pháp hạn chế việc khai thác cát ở các tỉnh thượng nguồn.

“Sạt lở do khai thác cát không chỉ diễn ra tại An Giang, Đồng Tháp mà ngay cả các tỉnh thành khác như Sóc Trăng, TP HCM, các tỉnh phía Bắc vẫn đang sạt lở do việc khai thác cát ngày một nhiều.

Các tỉnh ở thượng nguồn nếu khai thác cát mạnh sẽ tăng nguy cơ sạt lở cho các tỉnh ở hạ lưu và địa phương”, vị Phó Viện trưởng nhận định.

Theo PGS TS Dương Hồng Sơn, giải pháp chống sạt lở phổ biến hiện nay mà các tỉnh áp dụng là giải pháp cứng như xây bờ kè, đổ bê tông.

Tuy nhiên đây là một giải pháp rất tốn kém và không có tính bền vững. Giải pháp này chỉ phù hợp với những địa phương phát triển, có ngân sách lớn. Riêng các tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển, đây là một giải pháp không nên áp dụng do rất tốn kém.

sat lo o dong bang song cuu long hon 50 nguyen nhan la do khai thac cat Nạo vét luồng lạch bị biến tướng: 'Lỗ hổng pháp luật rất lớn'

Theo GS Đặng Hùng Võ, trên thực tế có sự biến tướng khi nạo vét để khai thác cát và chúng ta có lỗ hổng ...

“Trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh An Giang, tôi đã đề xuất tạm ngưng khai thác cát hướng tới khai thác cát có kiểm soát theo quy hoạch tổng thể, nếu không, tình trạng sạt lở sẽ tiếp diễn, gây thiệt hại về kinh tế và tính mạng người dân.

Theo tôi, giải pháp cứng (bê tông) hay giải pháp mềm (dựa vào thiên nhiên) đều không hiệu quả bằng giải pháp chính sách, đó là quy hoạch lại việc khai thác cát theo vùng thay vì theo địa phương như trước đây”, PGS TS Dương Hồng Sơn nhấn mạnh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.