Shark Tank Việt Nam: Chế phẩm từ bột bã mía phục vụ cho ngành nuôi tôm gọi vốn thành công 2 tỷ đồng

Trong tập 16 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ, anh Trần Phúc Hậu là đại diện của công ty TNHH Thương mại Thuỷ sản Đại Thành đã thành công thuyết phục được Shark Nguyễn Xuân Phú đầu tư 2 tỷ đồng đổi lấy 30% công ty. 
 

Anh Trần Phúc Hậu đến với Shark Tank kêu gọi các nhà đầu tư số vốn 2 tỷ đồng cho 20% cổ phần của công ty TNHH Thương mại Thuỷ sản Đại Thành để phát triển các sản phẩm nông nghiệp cụ thể là chế phẩm vi sinh từ bột bã mía để phục vụ cho ngành nuôi tôm thâm canh của Đồng bằng sông Cửu Long.

Anh Hậu chia sẻ: “Có ba yếu tố ảnh hưởng tới sự thành bại của nuôi tôm, đầu tiên là các khí độc trong ao nuôi xuất phát từ thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi hoặc từ phân tôm, các khí độc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tôm làm chết đột ngột hoặc suy yếu sức khoẻ.

Nguyên nhân thứ hai đó là các khuẩn gây bệnh gan, nguyên nhân thứ ba chính là sự biến đổi về mô hình môi trường nuôi.

Khi sử dụng bột bã mía thì các hệ vi sinh vật có lợi trong bã mía sẽ phân huỷ những chấn bẩn trong ao đó để triệt tiêu hoặc giảm bớt khí độc trong ao nuôi giúp cho sức khoẻ tôm được tốt hơn”.

shark tank viet nam che pham tu bot ba mia phuc vu cho nganh nuoi tom goi von thanh cong 2 ty dong

Được biết hiện sản phẩm bột bã mía chính là sản phẩm môi trường, không phải thuốc hay thức ăn .

Shark Vương băn khoăn: “Tất cả các ao nuôi tôm bây giờ đều phải sử dụng một loại vi sinh nào đó có thể là bã mía hoặc có thể là những thứ khác nhưng có bắt buộc người dân phải sử dụng hay có thể nuôi mà không cần sử dụng”.

Để giải đáp cho sự băn khoăn của Shark Vương, Starup trả lời ngay đó là phải bắt buộc phải sử dụng, bột bã mía có nhược điểm là cồng kềnh nhưng có lợi thế hơn so với các sản phẩm cạnh tranh chính là do công ty chọn lọc các chuẩn vi sinh chuẩn để nó có thể phát huy những bột, thứ hai bột bã mía là nguồn cacbon hữu cơ rất cao khi cấy hệ vi sinh vào bột bã mía thì nguồn cacbon hữu cơ này sẽ làm thức ăn cho con vi sinh vật phát triển trong bột bã mía.

shark tank viet nam che pham tu bot ba mia phuc vu cho nganh nuoi tom goi von thanh cong 2 ty dong

Khi gieo vi sinh vật đó xuống ao thì các vi sinh vật đó sẽ phát huy được tác dụng trong môi trường nuôi và phát huy được tốt hơn những vi sinh hiện tại.

Được biết tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển, cụ thể năm 2016 bán được 150 tấn, đến năm 2018 hiện tại đã đạt được mốc là 300 tấn, giá của sản phẩm bán ra là 5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên 1,5 tỷ đó không phải tiền mặt mà chỉ là doanh số trên sổ sách

Shark Phú lo ngại: “Nếu bây giờ công ty làm sản phẩm này, người ta thấy hiệu quả thì những người khác sẽ làm rồi giá của họ bán ra rẻ hơn thì sẽ cạnh tranh thế nào?”.

“Tầm nhìn của tôi không phải là một sản phẩm mà là hướng tới một mô hình an toàn cho người tiêu dùng, sản phẩm của công ty được các tổ chức cũng như nhà nước và các sở chi cục bên thuỷ sản công nhận, và được công nhận là sản phẩm đầu tiên và cũng là sản phẩm chất lượng nhất, giá thành của đối thủ cạnh trang đắt hơn so với sản phẩm của công ty cụ thể là 10 nghìn đồng/cân”. Anh Hậu chia sẻ

Trong quá trình sơ khai sản xuất và bắt tay vào tiếp cận thị trường thì lợi nhuận đó không được như mong muốn của công ty, nằm ở tầm khoảng là 1.000 – 1.200, năm 2015 đã bị lỗ nhưng từ 2016 đã lãi 15%.

Bộ máy hiện tại của công ty gồm có sản xuất chính có 2 người, 1 người là giao hàng, và có nhà xưởng thuê trong vòng 3 năm.

Công suất nhà xưởng nếu nhận được vốn thì trong năm sau ước lượng có thể sản xuất được 5 tấn/ngày, hiện tại gá sỉ bán ra là 5.000 đồng/cân, các đại lí có giá 7.000 đến 10.000 đồng/cân.

Shark Hưng tò mò: “Dự tính riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đang nuôi tôm dung lượng là bao nhiêu?”.

Starup chia sẻ: “Hiện tại diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long là 300ha, chiếm 80% cả nước, 1ha sẽ bón là 100 cân, định kì là 7 ngày bón 1 lần , nếu 1 năm có thể người dân nuôi thâm canh thì sẽ là 2 vụ, tôi ước lượng trong năm sau sẽ được được 70% của diện tích này thì sẽ đủ sản lượng mà tôi đã đề ra”.

“Các sản phẩm sẽ bán trực tiếp cho hợp tác xã, dự kiến nếu được đầu tư 2 tỷ đồng tôi sẽ phát triển thị trường , phát triển hệ thống đại lí kí gửi, xây dựng một phòng thí nghiệm để tạo lợi thế cạnh tranh để chống những đối thủ cạnh tranh,tôi muốn sử dụng hạng vi sinh cao cấp, hiện tại công ty chỉ đang sử dụng loại vi sinh thứ cấp và chỉ cần 500 đến 600 triệu đồng là có tể xây dựng được”. Anh Hậu cho biết.

Các Shark rất hứng thú với thương vụ này, Shark Hưng đề nghị đầu tư 3 tỷ cho 45 %, Shark Linh vì không rành về ngành này nên quyết định không đầu tư, Shark Khoa chưa thấy được sự khác biệt của sản phẩm, đầu ra cũng sẽ cực kì phức tạp sẽ chịu nhiều rủi ro nên quyết định không đầu tư.

Shark Phú quyết định đầu tư 2 tỷ đồng đổi lại 45% cổ phần, Shark Vương sẽ đầu tư 2 tỷ và chỉ lấy 40 % tuy nhiên sẽ có 1 điều kiện trong năm đầu tiên cổ phần của Shark Vương sẽ có quyền ưu đãi về biểu quyết với tỷ lệ 51% và mời Shark Hưng tham gia cùng.

Sau khi bàn bạc khá nhiều thì Shark Phú đề nghị lại đưa ra giá 2 tỷ cho 30%, Starup chấp nhận thương vụ thành công.

chọn