Sinh viên Khoa kiến trúc - Đại học Duy Tân vẽ mặt nạ truyền thống. (Video: Văn Luận)
Với mong muốn góp phần bảo tồn, phát huy và truyền dạy những giá trị truyền thống tốt đẹp và bản sắc riêng có của của các nghề, làng nghề truyền thống xứ Quảng, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng 23/11, Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức chương trình "Nghệ nhân trao truyền" với chủ đề "Mặt nạ thời gian". Chương trình với với sự tham gia của Nghệ nhân làm mặt nạ truyền thống Việt Nam Bùi Quý Phong (Hội An, Quảng Nam) và sinh viên Khoa kiến trúc, Đại học Duy Tân. |
Tại chương trình, khoảng 20 sinh viên Khoa kiến trúc - Đại học Duy Tân đã được Nghệ nhân làm mặt nạ truyền thống Việt Nam Bùi Quý Phong giới thiệu và trải nghiệm thực tế nét đẹp cũng như giá trị văn hóa đặc sắc của mặt nạ truyền thống Việt Nam; sự khác biệt giữa mặt nạ truyền thống Việt Nam và mặt nạ các nước châu Á và hướng dẫn vẽ mặt nạ truyền thống. |
Đa số sinh viên Khoa kiến trúc chia sẻ, chưa bao giờ được trực tiếp tìm hiểu và khám phá sâu về nghề vẽ mặt nạ truyền thống Việt Nam. Nghệ nhân làm mặt nạ truyền thống Việt Nam Bùi Quý Phong trực tiếp hướng dẫn vẽ mặt nạ truyền thống làm các bạn cảm thấy rất hào hứng. |
Các sinh viên vẽ phác mặt nạ bằng bút chì trước khi tô màu sắc làm nổi bật. |
Theo Nghệ nhân Bùi Quý Phong, mỗi mặt nạ được vẽ phải mang câu chuyện, vấn đề trong đó. Nếu không có câu chuyện, vấn đề thì không nên vẽ. |
Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ nhiều thế kỷ trước, vùng đất giàu truyền thống xứ Quảng đã hình thành và phát triển nhiều nghề, làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề và làng nghề truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. |
Làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi chế tác ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là nơi lưu giữ và trao truyền tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Và cũng chính nơi đây đã sản sinh, bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. |
Ngày nay, nhiều làng nghề ở Quảng Nam - Đà Nẵng không những là nơi làm ra rất nhiều sản phẩm được mua bán rộng rãi mà còn trở thành điểm du lịch, trải nghiệm văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên có một thực tế rằng, các làng nghề, trong đó nghề làm mặt nạ truyền thống hiện cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm mới. Điều này khiến cho các làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng không tránh khỏi mai một dần, rất cần sự chung tay và vào cuộc bảo tồn, giữ gìn các làng nghề. |
Mặt nạ truyền thống với "muôn hình vạn trạng" được làm nên giúp các sinh viên Khoa kiến trúc thêm hiểu biết, tham gia bảo tồn làng nghề làm mặt nạ. |
Cận cảnh kí túc xá 'sang chảnh' hơn 30 tỉ đồng cho sinh viên quốc tế ở Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng chính thức đưa vào vận hành kí túc xá cho sinh viên quốc tế được ... |
Trường ĐH đầu tiên có khu nghỉ trưa cho sinh viên: Sẽ xây thêm khu nghỉ trưa riêng cho sinh viên nữ
Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, thời gian tới sẽ xây dựng thêm khu nhà nghỉ trưa riêng cho ... |
Sinh viên nhiều trường đại học tham gia chạy bộ nhằm ủng hộ cho hôn nhân bình đẳng
Gần 100 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn TP HCM đã tham gia sự kiện "Chạy để bay" nhằm ủng hộ ... |
Sinh viên sáng tạo hệ thống báo cháy bằng giọng nói, hướng dẫn thoát hiểm an toàn
Nhóm sinh viên trường ĐH Hàng hải Việt Nam đã xây dựng và phát triển hệ thống báo cháy giúp hướng dẫn thoát hiểm bằng ... |
Đô thị 07:33 | 21/10/2019
Đô thị 13:52 | 20/10/2019
Đô thị 11:21 | 20/10/2019
Đô thị 07:24 | 20/10/2019
Đô thị 17:26 | 19/10/2019
Nhà đất 11:05 | 19/10/2019
Nhà đất 08:46 | 19/10/2019
Đô thị 17:41 | 18/10/2019