Sinh viên nghiên cứu mô hình xử lý rác thải giúp công nhân bớt nhọc nhằn

Quan tâm tới vấn đề xử lý rác thải, giúp công nhân vệ sinh vơi nhọc nhằn, hai nhóm sinh viên đến từ phân hiệu ĐH Giao thông vận tải và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã nghiên cứu, sáng tạo robot dọn rác chạy bằng năng lượng mặt trời và thùng rác xử lý sơ bộ mùi hôi.

Robot dọn rác chạy bằng năng lượng mặt trời

Đó là mô hình sáng tạo của sinh viên Nguyễn Thành Thi và Nguyễn Vĩ Nhân, đến từ Khoa điện – điện tử, phân hiệu ĐH Giao thông vận tải tại TP HCM.

Nói về ý tưởng, Thi đại diện cho biết, xuất phát từ thực trạng ô nhiễm rác, lục bình các kênh rạch trên địa bàn TP HCM. Cụ thể, ô nhiễm một số kênh rạch như Rạch Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh), rạch Ông Độ (nhánh 1 gần cầu Kênh Tẻ quận 7), kênh Nước Đen (quận Bình Tân), Tại các địa điểm trên, dòng nước bị phủ một “thảm” rác .

sinh vien nghien cuu nhung mo hinh xu ly rac thai giup cong nhan bot nhoc nhan
Sinh viên Nguyễn Thành Thi và Nguyễn Vĩ Nhân. Ảnh: NVCC

“Tại các nơi đó, rác nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh biến thành ao tù, bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sôi của muỗi, ruồi… Dòng nước kênh tại đây đã chuyển sang màu đen ngòm. Những ngày không khí nóng bức, mùi nước lẫn mùi rác thải bốc lên nồng nặc. Đêm đến thì muỗi xuất hiện nhiều.

Qua tìm hiểu, nhóm mình được biết, TP HCM cũng ra sức cải thiện môi trường trên kênh rạch, có các đội thu gom rác thải hằng ngày trên kênh rạch, kể cả dùng biện pháp thủ công và máy móc.

Hằng ngày chứng kiến các cô chú công nhân vệ sinh môi trường phải trực tiếp trục vớt rác thải bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm mình đã đặt ra câu hỏi: “Liệu có thể làm thế nào để giúp các cô, chú lao công đỡ vất vả hơn trong công việc, hạn chế tiếp xúc với rác thải ô nhiễm hay không?” Câu hỏi đó đã thôi thúc nhóm xây dựng mô hình robot vớt rác, lục bình trên kênh rạch”, Thi chia sẻ.

Theo Thi, nhóm lên ý tưởng thiết kế robot có tính năng nhỏ gọn, đáp ứng được các công nghệ chế tạo trong nước, có tính cơ động cao, khả năng di chuyển linh hoạt trên các kênh rạch, sông hồ, có tính đa dụng tự động vớt được rác và lục bình trôi nổi trên sông, có kích thước phù hợp với các kênh rạch lớn, nhỏ.

sinh vien nghien cuu nhung mo hinh xu ly rac thai giup cong nhan bot nhoc nhan
Mô hình cấu tạo robot dọn rác của Nguyễn Thành Thi và Nguyễn Vĩ Nhân. Ảnh: NVCC

Về cấu tạo, robot được trang bị hai phao bên hông để có thể nổi được trên mặt nước. Phía trước robot có một gàu múc để vớt rác và lục bình, gàu múc được liên kết với 2 động cơ kéo. Thân robot có một khay chứa để chứa rác và lục bình được vớt từ gàu múc.

Trên nóc robot có bộ pin năng lượng mặt trời có khả năng xoay được 360 độ để nhận ánh sáng mặt trời cho robot hoạt động mà không gây ô nhiễm môi trường. Bên trong robot có chứa hộp điều khiển chứa mạch điện và ắc quy.

Khoang chứa rác được trang bị cánh quạt thổi khô đặt bên dưới khay chứa nhằm mục đích sấy khô rác thải và lục bình.

Phần điện tử của robot gồm mạch điện trung tâm điều khiển động cơ lái, động cơ thổi, động cơ gàu múc, quản lý chuyển đổi giữa nguồn năng lượng ắc quy và pin mặt trời. Người dùng có thể điều khiển robot bằng tay bởi một cần điều khiển.

“Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm còn gặp rất nhiều khó khăn. Do là sinh viên nên điều kiện có hạn và chưa nhận được sự trợ giúp nào về kinh tế nên đến lúc này vẫn chưa hoàn thiện được sản phẩm. Hi vọng trong thời gian tới, nhóm nhận được sự hỗ trợ, có điều kiện hoàn thành để giải quyết vấn đề dọn rác”, Thi bày tỏ mong muốn.

Thùng rác thông minh xử lý mùi hôi và phân loại rác

Cũng là một ý tưởng giúp ngăn ô nhiễm môi trường, công nhân vệ sinh không còn vất vả, nhóm sinh viên Hà Minh Trí, Lê Thanh Bền, Võ Quốc Cường và Hồ Minh Hưng đến từ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM sáng tạo “Thùng rác xử lý rác sơ bộ”.

Để thực hiện dự án sáng tạo trên, cả nhóm đã khảo sát, phỏng vấn nhiều người dân để có số liệu về nhu cầu quan tâm đồng ý sử dụng sản phẩm và cũng như đánh giá được mức độ nghiêm trọng của sự ô nhiễm.

sinh vien nghien cuu nhung mo hinh xu ly rac thai giup cong nhan bot nhoc nhan
sinh vien nghien cuu nhung mo hinh xu ly rac thai giup cong nhan bot nhoc nhan
Trí giới thiệu về "Thùng rác xử lý rác sơ bộ” có thể tự xử lý sơ bộ rác thải, phân loại rác, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi cho công nhân vệ sinh khi thu gom rác. Ảnh: NVCC

Trí giới thiệu, thùng xử lý rác được nghiên cứu, chế tạo đa chức năng, giúp giải quyết nhiều vấn đề của rác mà thùng rác bình thường không giải quyết được. Cụ thể, thùng rác có thể tự xử lý sơ bộ rác thải, phân loại rác, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi cho công nhân vệ sinh khi thu gom rác.

Về cấu tạo, thùng rác có 3 khoang chính: Khoang chém, có chức năng làm nhỏ rác hữu cơ phân hủy được. Khoang chứa dung dịch vi sinh vật hữu hiệu. Khoang chứa rác (Ngăn chứa rác hữu cơ không phân hủy được, ngăn còn lại chứa rác hữu cơ phân hủy được đã qua xử lý sơ bộ).

“Sau khi cho rác vào miệng thùng, rác sẽ được dẫn vào khoang chém và được chém nhỏ sau đó phun đều dung dịch vi sinh vật hữu hiệu. Rác tiếp tục rơi xuống và chứa tại khoang chứa rác hữu cơ phân giải được. Còn rác hữu cơ không phân hủy được sẽ chứa ở ngăn riêng sau khi cho vào miệng thùng”, Trí chia sẻ về hoạt động của thùng rác.

Năm 2016, sáng tạo “Thùng rác xử lý rác sơ bộ” đã giành giải Cuộc thi Holcim Prize. Nhóm Trí định hướng thời gian tới sản xuất, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng để giúp giải quyết vấn đề môi trường, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

sinh vien nghien cuu nhung mo hinh xu ly rac thai giup cong nhan bot nhoc nhan Học sinh lớp 11 giành giải thưởng với Robot trợ lý thủ thư

Với sản phẩm robot ABoRR - Trợ lý thủ thư, nhóm học sinh trường Tiểu học – Trung học Tây Úc đã giành được giải ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.