Những tiếng chày đập vải buổi sáng sớm, tiếng chèo thuyền nhè nhẹ trên sông, tiếng nước chảy len qua cột đá…Thứ âm thanh gần gũi mà đầy mê hoặc ở một trấn cổ bên dòng Đà Giang đã trở thành kỷ niệm khó quên đối với những người có dịp được một lần đặt chân đến đây.
Phượng Hoàng là một trấn cổ thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. |
Đôi điều về lịch sử cổ trấn
Theo lịch sử ghi lại, Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc châu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Tương Tây, phía Tây tỉnh Hồ Nam. Cổ trấn là nơi sinh sống của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Vùng đất Phượng Hoàng được ghi nhận từ thời Chiến Quốc. Tuy nhiên, phải đến năm Khang Hy thứ 43 (năm 1704) thành Phượng Hoàng mới được xây dựng.
Người dân ở Phượng Hoàng hiện sống chủ yếu bằng du lịch. Nhiều nhà trọ, hàng quán, cửa hàng lưu niệm, cà phê nối nhau san sát và chạy đuổi theo nhau đến từng ngóc ngách cổ trấn. |
Trước đó, vào thời nhà Minh, triều đình đã tiến hành các biện pháp nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của người Miêu bản địa. Bức tường thành Miêu Cương (cương giới người Miêu), còn được biết đến với tên gọi “Vạn lý trường thành phương Nam”, được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1573 - 1620, vẫn còn tồn tại đến ngày nay như một chứng nhân cho lịch sử giai đoạn này.
Người dân ở đây không biết tiếng Anh, nên khi đi bạn nhớ thủ quyển sách hội thoại cơ bản tiếng Trung, hoặc cài app dịch tự động Pleco để hỗ trợ. |
4 mùa xuân - hạ - thu - đông...Phượng Hoàng cổ trấn đều đẹp
Hiếm có nơi nào trên thế giới này mà cả bốn mùa: Xuân - hạ - thu - đông đều đẹp như nơi này. Mỗi mùa lại mang một màu sắc, theo một cách khác nhau. Vào mùa thu, tiết trời xanh ngắt, không khí mát mẻ và khách du lịch không quá đông.
Khi đêm đến, Phượng Hoàng trở nên rực rỡ với nhiều ánh đèn lấp lánh. |
Đến mùa hè, trấn cổ Phượng Hoàng lại trở nên nhộn nhịp và đông đúc hơn hẳn. Nhưng đến mùa đông, khi tiết trời trở nên lạnh lẽo, nếu may mắn bạn sẽ gặp cảnh tuyết rơi phủ trắng trên những mái ngói âm dương. Còn nếu đi vào mùa xuân thì bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước màn sương sớm biến tất cả thành ảo ảnh.
Khung cảnh đẹp nên thơ ở Phượng Hoàng. |
Có lẽ vì vậy mà lựa chọn Phượng Hoàng cổ trấn trong hành trình, bạn chẳng cần mất thời gian cân nhắc xem đi vào tháng nào đẹp hay thời gian nào thì được.
Làm một tour thưởng ngoạn vẻ đẹp nới đây bằng thuyền cũng là một lựa chọn không tồi. |
Bạn có thể vừa thong dong hưởng gió sông, vừa từ từ thưởng ngoạn cuộc sống và cảnh đẹp hai bên bờ sông. |
Những ngôi nhà, tháp cổ, cây cầu soi bóng xuống dòng sông lam tạo nên một vẻ đẹp thật tráng lệ. |
Kiến trúc độc đáo ở cổ trấn
Ngoài bề dày lịch sử, vẻ đẹp của Phượng Hoàng còn toát ra từ phong cách kiến trúc đặc sắc. Đó là những mái ngói âm dương lớp lang với đầu mái cong vuốt như tạo nên những cánh phượng hoàng kiêu hãnh. Chính vì vẻ đẹp cổ kính này mà mỗi góc phố, mái hiên đều là một nơi lý tưởng để bạn có thể chụp những bức ảnh long lanh.
Ngoài bề dày lịch sử, vẻ đẹp của Phượng Hoàng còn toát ra từ phong cách kiến trúc đặc sắc. Đó là những mái ngói âm dương lớp lang với đầu mái cong vuốt như tạo nên những cánh phượng hoàng kiêu hãnh. |
Ẩm thực ở cổ trấn
Nếu bạn không quá kén ăn thì Phượng Hoàng chắc sẽ không phiền lòng bạn. Ăn sáng thì có sẵn bún, mỳ ở ở nhiều quán dọc trên phố. Ăn trưa thì có thể chọn cơm canh, vài món xào địa phương. Ăn tối thì có sẵn món nướng chào đón bạn, giá rẻ và ăn cũng lạ miệng. Và cũng đừng quên thưởng thức lẩu bò, một nồi chừng 80 tệ, ăn rất thú vị.
Ẩm thực đa dạng ở Phượng Hoàng. |
Sẽ khiến bạn khó lòng chối từ, bởi chẳng những đẹp mắt mà còn rất ngon miệng. |
Đến Phượng Hoàng có khó không?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi nhắc đến Phượng Hoàng. Có người e dè, có người thấy ngại vì Phượng Hoàng vẫn còn là một địa danh khá mới với nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều cách di chuyển để bạn lựa chọn:
Phương án một là lựa chọn đường bay:
Từ Hà Nội/Hồ Chí Minh - Nam Ninh
Đặt vé nội địa bay từ Nam Ninh đến sân bay Đồng Nhân, cách Phượng Hoàng 50km. Sau đó bắt ô tô từ sân bay đi Phượng Hoàng hết khoảng 1 tiếng.
Phần lớn mọi người thường chọn cách đi đường bộ đến Phượng Hoàng. Với lịch trình như sau:
Vé tàu 2 chiều Hà Nội - Nam Ninh - Hà Nội: 1,3 triệu đồng
Tàu 2 chiều từ Nam Ninh - ga Cát Thủ - Nam Ninh: 1,2 triệu đồng
Xe từ ga Cát Thủ đến Phượng Hoàng cổ trấn - ga Cát Thủ: 200.000 đồng Ngoài ra, thêm những chi phí chính như
Visa: 80 USD (khoảng 1,8 triệu đồng) Homestay/ Khách sạn: 200.000/người/đêm Ăn tiêu lặt vặt: 2 triệu đồng
Như vậy, chỉ với chi phí từ 6 - 7 triệu đồng, bạn đã có thể thoải mái du hí đến Phượng Hoàng.
Tuy nhiên, nếu đi bằng đường bộ mà không biết tiếng Trung sẽ là một trở ngại khá lớn. Vậy nên để đỡ quá vất vả thì đi tour cũng là một lựa chọn hợp lý, giá cả phải chăng, có người lo ăn nghỉ, đi lại và hướng dẫn tận tình bằng tiếng Việt!.
Đến Phượng Hoàng, bạn cũng nên dành 1 ngày mua tour để thăm quan thắng cảnh và cuộc sống của ngôi làng người Miêu. Ở đây bạn được xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người Miêu và có thể tham gia cùng họ. |
Cô gái Miao xinh đẹp rạng rỡ. |
Hà Ngụy là người đồng sáng lập của công ty chuyên về Marketing - We Create Content. Với kinh nghiệm của một nhà báo, nhiếp ảnh gia và có cơ hội đi lại nhiều, Hà Ngụy có nhiều bài review du lịch thú vị về những nơi mình từng đến như Tam Kỳ, Santorini, Phú Quốc... |
Nhật ký hành trình Hà Ngụy
'ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ'