Phượng Hoàng cổ trấn nằm phía tây tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là điểm du lịch đình đám được giới trẻ yêu thích những năm gần đây. Nơi đây còn lưu giữ nhiều thành quách, đền chùa, những dãy phố, nhà cổ dọc dòng Đà Giang. Phần lớn kiến trúc cổ của Phượng Hoàng còn giữ lại đến ngày nay đều là các công trình từ thời nhà Thanh, do người Hán và người Miêu cùng xây dựng.
Ban ngày, cổ trấn trầm mặc với những ngôi nhà nghìn năm tuổi, xa xa là những cây cầu cổ kính vắt ngang Đà Giang. Nhưng khi màn đêm buông xuống, Phượng Hoàng rực rỡ và quyến rũ như chính cái tên của nó.
Ánh đèn lồng thắp sáng mọi ngõ ngách trong trấn, trước cửa những ngôi nhà cổ cũng được thắp đèn sáng, ánh đèn lung linh chiếu xuống dòng nước Đà Giang tựa những ngôi sao đầy máu sắc đang chạy nhảy trên mặt sông, một cảnh sắc lung linh huyền ảo…
Về đêm, Hồng Kiều được khoác trên mình một chiếc áo mới, không còn vẻ trầm mặc dịu dàng của ban sáng mà nó đã trở nên lộng lẫy hơn bởi những ngọn nến được thắp sáng dọc 2 bên thành cầu. Hồng Kiều Lầu là một trong chín điểm tham quan nội thành nổi tiếng của Phượng Hoàng cổ trấn bao gồm: Đông Môn Thành Lầu, Bắc Môn Thành Lầu, Hồng Kiều Lầu, tháp Vạn Dân, Vịnh Sa cảnh, nhà cổ Thẩm Tùng Văn, nhà của Hùng Hi Ninh.
Hồng Kiều Lầu nằm ở vị trí đắc địa của Phượng Hoàng cổ trấn. Đây một trong những cây cầu đẹp nhất Phượng Hồng cổ trấn, mảnh ghép quan trọng và tinh tế trong toàn cảnh cổ trấn đẹp lung linh. Vì vậy nó luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách.
Thị trấn cổ của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia, với những phong tục và văn hoá đặc trưng. Một trong những tộc người sinh sống chủ đạo trong cổ trấn là người Miêu.
Với trang phục nổi bật cùng trang sức bằng bạc, người Miêu luôn nổi bật giữa khung cảnh cổ trấn. Những chiếc mũ miện đồ sộ với cặp sừng cong, đính các bông hoa mộc lan đang nở rộ, các miếng bạc đúc hình rồng, hình phượng hoàng với chỉ đỏ đính các mảnh bạc chạm khắc hình hoa lá quanh viền chính là niềm tự hào của người Miêu.
Vào buổi tối, cổ trấn không chỉ lung linh bởi đèn lồng mà còn huyền ảo hơn với những ngọn đèn hoa đăng được thả trôi lững lờ trên dòng nước.
Người Trung Quốc tâm nguyện việc thả đèn hoa đăng trên sông sẽ mang lại cho họ những may mắn.
Để thả mình cùng với cổ trấn về đêm, bạn có thể chọn phương thức di chuyển bằng thuyền trên dòng Đà Giang. Giá vé cho mỗi du khách khi tham quan cổ trấn bằng thuyền là 80 tệ (tương đương khoảng 250.000 VNĐ).
Thả đèn hoa đăng, dùng bữa tối trên thuyền, ngắm cảnh dòng Đà Giang về đêm là những trải nghiệm thú vị vào buổi tối ở Phượng Hoàng cổ trấn.
Khi ngồi trên thuyền đó bạn sẽ có những góc nhìn về cổ trấn độc và lạ.
Ai yêu thích cuộc sống về đêm chắc chắc không thể bỏ qua các quán bar hai bên bờ sông. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các tín đồ du lịch cho thấy đồ uống tại các quán bar ven sông Đà Giang khá đắt, ước chừng 40 tệ cho một cốc nước chanh (tương đương 120.000 VNĐ). Vì vậy, khi bước chân vào các quán ven cổ trấn, bạn phải biết mặc cả.
Khung cảnh hữu tình của cổ trấn về đêm.
Tháp Vạn Danh một trong chín điểm tham quan nội thành nổi tiếng của Phượng Hoàng cổ trấn bao gồm: Đông Môn Thành Lầu, Bắc Môn Thành Lầu, Hồng Kiều Lầu, Vịnh Sa cảnh, nhà cổ Thẩm Tùng Văn, nhà của Hùng Hi Ninh…Ngôi chùa tháp được xây dựng vào thời nhà Minh (1368-1644) và mới được trùng tu gần đây. Tòa tháp này là một khối kiến trúc hình lục giác bằng gạch với bảy tầng. Các bức ảnh chụp ở Phượng Hoàng cổ trấn, với sự nổi bật của mình, tháp Vạn Dân thường là tiêu điểm của ảnh khi chụp con sông Đà đoạn chảy qua nó.
Du lịch 07:30 | 24/08/2019
Du lịch 06:30 | 22/08/2019
Du lịch 06:32 | 21/08/2019
Du lịch 06:30 | 20/08/2019
Du lịch 20:07 | 13/08/2019
Du lịch 07:30 | 09/08/2019
Du lịch 16:14 | 24/07/2019
Du lịch 07:29 | 08/07/2019