'Starbucks của Trung Quốc' gục ngã có thể gây nên một cuộc chiến cà phê

Luckin, công ty cà phê được mệnh danh là "Starbucks của Trung Quốc", gần đây dính rất nhiều bê bối như Chủ tịch của hãng vỡ nợ 310 triệu USD hay có nhiều sai phạm khiến sàn Nasdaq phải hủy niêm yết. Tuy nhiên, nếu Luckin sụp đổ thì rất có khả năng các hãng cà phê khác sẽ gây áp lực lớn tới Starbucks của Mỹ.
Sau sự cố hủy niêm yết của Luckin, trận chiến giữa các công ty cà phê Trung Quốc và Starbucks sẽ nổ ra - Ảnh 1.

Một cửa hàng cà phê Luckin đã đóng cửa tại Sanlitun, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 7/2. (Ảnh: Reuters/ Jason Lee)

Trong suốt những ngày qua, công ty cà phê và chuỗi quán cà phê Trung Quốc, Luckin,  là tiêu điểm của sự chú ý khi vào tuần trước, sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ thông báo sẽ hủy niêm yết với cổ phiếu của Luckin sau những sai phạm của công ty.

Thương hiệu cà phê có trị giá 12 tỉ đô la này có thể bị ảnh hưởng xấu, nhưng một số tài sản và các ý tưởng của công ty sẽ được Yum China, Tim Hortons hoặc hãng Heytea nội địa quan tâm. Với nguồn tiền dồi dào hơn, các công ty đối thủ này có thể gây ra những thách thức, thậm chí còn ghê gớm hơn Luckin, tới hãng cà phê trị giá 91 tỉ đô la -Starbucks, của Mỹ.

Việc hủy bỏ niêm yết Luckin trên thị trường chứng khoán sẽ gây hại cho giá trị tăng thêm của công ty. Các ngân hàng đầu tư lớn, bao gồm Morgan Stanley và Credit Suisse đang bị mắc kẹt trong việc nắm giữ số cổ phiếu mà họ nhận được làm tài sản thế chấp, khi Chủ tịch Lu Zhengyao vỡ nợ với khoản vay trị giá 518 triệu USD. 

Về doanh số bán hàng của Luckin được cho là bị làm sai lệch, công ty đang đứng trước một câu hỏi chất vấn lớn, rằng trên thực tế đã có bao nhiêu khách hàng Trung Quốc chi tiền cho đồ uống của họ.

Ngay cả khi kết quả tài chính của Luckin là chính xác thì hoạt động của công ty này vẫn được đánh giá là quá cao so với một nhà sản xuất thức uống cappuccino. Khoảng 4.000 cửa hàng cà phê chủ yếu tập trung vào mảng giao hàng và nằm ở các góc phố. Mặc dù vậy, ứng dụng Luckin sẽ chứa dữ liệu hữu ích của khoảng 30 triệu khách hàng, với giả định rằng con số đó là chính xác và không đội thêm.

Nếu không có gì khác, Luckin dường như đã thuyết phục thành công với các bên khác rằng có chỗ đứng dành cho cửa hàng cà phê này. Yum China, cửa hàng cà phê đã bán hơn 130 triệu tách cà phê vào năm ngoái, tiết lộ gần đây họ đã liên doanh với nhà sản xuất các sản phẩm cà phê của Italy, Lavazza, để phát triển một chuỗi cửa hàng tại đại lục. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Tim Hortons của Canada cũng được bảo đảm sự ủng hộ từ gã khổng lồ internet của Trung Quốc, Tencent, việc này có thể giúp hãng cung ứng này cải thiện khả năng công nghệ kĩ thuật số của mình. Có lẽ chuỗi cửa hàng Heytea cũng sẽ phát triển Heycoffee.

Starbucks dù có một khởi đầu tốt, nhưng Luckin đang khơi mào cho cuộc chiến với Starbucks. 

Luckin sẽ vực dậy trở lại mặc dù doanh thu của hãng cà phê Trung Quốc này trong quý tài chính kết thúc vào ngày 29/3 đã giảm gần một nửa, đạt 384 triệu đô la, trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19. Công ty dự báo doanh số bán hàng tại các cửa hàng hiện tại có thể giảm tới 25% trong năm tài chính này, trước khi có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, từ giờ cho tới lúc đó, công ty này có thể phải đối mặt với một trận chiến còn khốc liệt hơn thế.

chọn
Savills: Giá thuê văn phòng tại Hà Nội từ nay đến 2026 sẽ tương đối ổn định
Giám đốc Savills Hà Nội nhận định trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành trong ba năm tới, giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tương đối ổn định.