Sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc: Lo chất lượng xăng E5?

Trước lo ngại của cử tri về chất lượng xăng sinh học E5, Bộ Công Thương khẳng định, quản lý chất lượng của etanol nhiên liệu E100 theo các chỉ tiêu kĩ thuật quy định tại QCVN 01:2015/BKHCN chứ không phụ thuộc vào công nghệ sản xuất etanol nhiên liệu E100
su dung cong nghe cu cua trung quoc lo chat luong xang e5

Xăng sinh học E5 vẫn chưa dành được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng. (Ảnh minh hoạ).

Bản tổng hợp kiến nghị cử tri cho biết, cử tri tỉnh Phú Yên đánh giá xăng sinh học E5 vẫn chưa dành được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng.

Các yếu tố về chất lượng và giá thành chính là rào cản khiến loại xăng này chưa tiếp cận sâu thị trường.

"Xăng E5 cho thấy sự hao hụt nhiên liệu khi sử dụng hay như lượng cồn ethanol sử dụng pha E5 sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc.

Trong khi đó, xăng khoáng A95 cho thấy thị phần bán tốt, người tiêu dùng yêu thích vì ít hao tổn nhiên liệu", cử tri nêu.

Do đó, cử tri đề nghị Bộ Công Thương cần cân nhắc thật kỹ đối với việc bãi bỏ xăng Ron 95; bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu liệu xăng E5 có phù hợp với nhiều động cơ xe, và có một lộ trình cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng độc quyền, tăng giá xăng E5, bảo đảm an ninh năng lượng cho tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Trả lời về nội dung này, Bộ Công Thương cho biết, theo Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, xăng RON92 được tồn tại đến hết ngày 31/12/2017; kể từ ngày 1/1/2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON92 và xăng RON95.

Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, lượng xăng E5 RON92 tiêu thụ nội địa trên địa bàn cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt khoảng 1,78 triệu m3, chiếm tỷ trọng khoảng 40,18% tổng lượng xăng các loại (năm 2017 xăng E5 RON92 chỉ tiêu thụ được khoảng 9% tổng lượng xăng), xăng RON95 đạt khoảng 2,65 triệu m3, chiếm tỉ trọng khoảng 59,82% tổng lượng xăng các loại.

Một số doanh nghiệp đầu mối có cơ cấu tiêu thụ xăng E5 RON92 khá cao so với tổng lượng xăng tiêu thụ như Tổng công ty Xăng dầu Quân đội đạt được khoảng 62,53%; Tổng công ty Dầu Việt Nam đạt được khoảng 50,15%; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đạt được khoảng 47,70%.

"Thời gian triển khai đại trà trên toàn quốc 6 tháng đầu năm 2018, mức tăng trưởng trên là tín hiệu khả quan về sức tiêu thụ xăng E5 RON92", Bộ Công Thương đánh giá.

Theo Bộ Công Thương, chất lượng của sản phẩm xăng sinh học E5 RON 92 nói riêng, cũng như yêu cầu kỹ thuật của etanol nhiên liệu E100 được quản lý theo QCVN 01:2015/BKHCN về chất lượng xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học.

Các Quy chuẩn đều được tham chiếu và hài hòa với các tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như Mỹ, các nước châu Âu và các nước trong khu vực.

"Do vậy, quản lý chất lượng của etanol nhiên liệu E100 theo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại QCVN 01:2015/BKHCN chứ không phụ thuộc vào công nghệ sản xuất etanol nhiên liệu E100", Bộ Công Thương khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho biết, nhiên liệu sinh học đã được các nước trên thế giới sử dụng từ những năm 70 của thế kỉ trước như Mỹ, Braxin, New Zealand...

Cho đến nay, đã có trên 60 quốc gia trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học. Để đưa nhiên liệu sinh học vào sử dụng trong thực tế, các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tính chất hóa lý, tác động môi trường cũng như những nghiên cứu thử nghiệm trên các loại động cơ khác nhau và đánh giá những tác động của loại nhiên liệu này đến động cơ và các chi tiết của động cơ.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về khả năng tác động của nhiên liệu sinh học (E5, E10) đến động cơ sử dụng đã được thực hiện tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội…

"Các kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học hoàn toàn an toàn với động cơ, tăng hiệu suất của động cơ, giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường.

So với xăng RON92 thông thường, khi sử dụng E5 công suất trung bình tăng khoảng 3,31%, suất tiêu hao nhiên liệu giảm 5,18%", Bộ Công Thương cho biết.

Về đề xuất bãi bỏ xăng RON 95, Bộ Công Thương nhắc lại, tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vào ngày 24/4/2018, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) có nêu ý kiến đề xuất ngừng kinh doanh xăng khoáng RON 95, chuyển sang kinh doanh xăng sinh học E5 RON 95.

Tuy nhiên, đề xuất ngừng kinh doanh xăng khoáng RON95, chuyển sang kinh doanh xăng sinh học E5 RON95 chỉ là ý kiến của một doanh nghiệp.

Bộ Công Thương đánh giá đề xuất này của doanh nghiệp là chưa thích hợp do chưa tính đến các yếu tố như việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; khả năng cung ứng lượng ethanol E100 phục vụ phối trộn toàn bộ xăng sinh học; việc đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường giữa các thương nhân kinh doanh xăng dầu…

su dung cong nghe cu cua trung quoc lo chat luong xang e5 Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Tuần mới sóng gió?

Giá xăng dầu hộm nay 26/11 bước vào tuần mới với rất nhiều khó khăn, thách thức và có thể sẽ còn sụt giảm mạnh ...

su dung cong nghe cu cua trung quoc lo chat luong xang e5 Triển vọng giá dầu 2019: Câu chuyện của dư thừa nguồn cung và Tổng thống Trump

Ngân hàng nổi tiếng JP Morgan vừa đưa ra những dự đoán về giá dầu trong năm 2019 và có thể, giá dầu sẽ sụt ...

su dung cong nghe cu cua trung quoc lo chat luong xang e5 Cơ quan chức năng xử lý vụ cháy xe bồn chở xăng ở Bình Phước thế nào?

Cơ quan công an đang xem xét khởi tố vụ án để làm rõ việc cháy xe bồn chở xăng khiến 6 người chết ở ...

su dung cong nghe cu cua trung quoc lo chat luong xang e5 Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Sụt giảm trầm trọng

Giá xăng dầu hôm nay 24/11 chốt tuần với một phiên giao dịch giảm giá rất mạnh và hiện tại, giá dầu thô sàn Nymex ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.