Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2017.
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 9/5: Mỗi năm dành hơn 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho người nghèo |
Theo báo cáo, trong giai đoạn này, ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ tiền điện cho khoảng 2,53 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội với kinh phí từ ngân sách Nhà nước khoảng 7.855 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương đã hỗ trợ khoảng 7.352 tỷ đồng.
Năm 2018, ngân sách Nhà nước đã bố trí khoảng 1.024 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 745 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho khoảng 2.111.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.
Việc hỗ trợ tiền điện là chính sách an sinh xã hội của nhà nước nhằm giảm bớt khó khăn do tác động của biến động giá điện đối với hộ nghèo, hộ chính sách, đặc biệt người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách có mức tiêu thụ điện thấp (50kWh/tháng).
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chiều 9/5 cho biết, cơ quan này vừa chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được tăng phí rút tiền ATM nội mạng vào thời điểm này.
Theo Ngân hàng Nhà nước, động thái này được đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng trước việc hàng loạt "ông lớn" về thẻ trên thị trường như Agribank, VietinBank, Vietcombank ồ ạt tăng phí ATM nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.650 đồng.
Trước đó, thông tin ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank đồng loạt tăng phí ATM nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.650 đã vấp phải nhiều chỉ trích từ phía người dùng.
Ngân hàng Vietcombank vừa qua đã phát đi cảnh báo với khách hàng về việc xuất hiện một trang web giả mạo có giao diện giống hệt của ngân hàng Vietcombank.
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 9/5: Website lừa đảo nhằm vào ngân hàng tăng nhanh trong thời gian gần đây. (Ảnh: Lao động) |
Theo đó, trang web này có tên http://homebank247.com/ là trang giả mạo nhưng có hình thức rất giống với giao diện đăng nhập Internet banking của Vietcombank.
Theo ông Trương Đức Lượng - Giám đốc Cty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam: do các ngân hàng đẩy mạnh việc kinh doanh ngân hàng thế hệ mới, thanh toán không dùng tiền mặt nên lượng người dùng có tài khoản ngân hàng tăng nhanh mà không đi kèm việc đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật.
Trong khi đó, kỹ thuật tạo ra các trang giả mạo được phổ biến công khai, chỉ cần một chút kiến thức về lập trình, mạng máy tính là xong. Thậm chí, một học sinh tiểu học cũng có thể tạo các trang web này. Đây là các nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện hàng loạt trang web giả mạo ngân hàng thời gian qua.
Sau đợt trúng mùa được giá vào tháng 3 và tháng 4, bước sang tháng 5, dưa hấu Quảng Ngãi bắt đầu rớt giá mạnh.
|
Cụ thể, cuối tháng 3, giá dưa được thương lái thu mua khoảng 5.500 đồng một kg. Đến tháng 4, giá tiếp tục tăng lên mức 6.900 đồng và đạt đỉnh khoảng 7.500 đồng một kg.
Theo thống kê sơ bộ của các phòng nông nghiệp trong tỉnh, dưa hấu còn tồn đọng nhiều ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức và vài xã thuộc Thành phố Quảng Ngãi. Vì dưa đã đến ngày thu hoạch nên những ngày qua, nhiều hộ nông dân bắt buộc phải cắt bán với giá chỉ khoảng 1.500 - 2.000 đồng mỗi kg, thậm chí là 1.300 đồng/kg vì dưa đã chín không thể để thêm được nữa.
Do lượng dưa hấu còn tồn đọng rất lớn, nhiều nhóm người tham gia "giải cứu dưa hấu" đã đến thu mua và mang dưa hấu đi tiêu thụ ở một vài tỉnh thành như Hà Nội, Thanh Hóa, TP HCM giúp người dân.
Trong khoảng hai tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xuất hiện tình trạng thương lái vào tận vườn thu mua rễ cây hồ tiêu xuất bán sang Trung Quốc.
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 9/5: Một vườn hồ tiêu đã bị chặt, đào rễ bán cho thương lái tại Đồng Nai. (Ảnh: Dân Trí) |
Ngày 8/5, ông Lê Đình Hưng - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) xác nhận, trên địa bàn xã có tình trạng thương lái gom mua rễ cây hồ tiêu để bán cho các doanh nghiệp xuất qua Trung Quốc.
Trước nhu cầu lạ của các thương lái nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo người dân cần cẩn trọng, không nên chặt bán rễ cây hồ tiêu. Bởi hiện tại mục đích của việc thu mua rễ cây hồ tiêu của các thương lái còn chưa rõ ràng. Tránh vì ham cái lợi trước mắt mà gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của hồ tiêu; đặc biệt là phá bỏ vườn tiêu để lấy rễ.
Những chiếc bánh mì que Trung Quốc giá chỉ 3.000-4.000 đồng/chiếc, dài khoảng một gang tay, được quảng cáo là làm từ hàng ngàn lớp bánh với đủ loại nhân... đang đổ bộ và gây cơn sốt trên thị trường được chị em đua nhau đặt mua.
Đáng chú ý, loại bánh này có thể để được 3 - 6 tháng trong điều kiện bình thường (không cần bảo quản trong tủ lạnh) mà không hỏng.
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 9/5: Cận cảnh chiếc bánh mì có nguồn gốc từ Trung Quốc không cần bảo quản trong tủ lạnh mà vẫn để được 3 - 6 tháng không hỏng. (Ảnh: Vietnamnet) |
Việc một chiếc bánh mì xuất xứ Trung Quốc có thể để trong điều kiện bình thường suốt 3 - 6 tháng mà không hề hư hỏng đã đặt ra một câu hỏi: Liệu bánh mì này là bất thường?
XEM THÊM
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 8/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 8/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 7/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 7/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 6/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 6/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 5/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 5/5/2018. |
Kinh doanh 11:37 | 24/07/2018
Kinh doanh 11:26 | 17/07/2018
Kinh doanh 11:31 | 13/07/2018
Kinh doanh 11:36 | 12/07/2018
Kinh doanh 11:00 | 11/07/2018
Kinh doanh 11:41 | 10/07/2018
Kinh doanh 11:00 | 09/07/2018
Kinh doanh 11:45 | 06/07/2018