Sự nguy hiểm của những biến chứng từ bệnh tay chân miệng

Thời gian gần đây, số ca trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng vẫn gia tăng, đáng chú ý hơn là có nhiều ca bị biến chứng nặng.
su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng Hà Nội có thêm 86 trường hợp mắc tay chân miệng
su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ trước nguy cơ bùng phát thành dịch

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Có 2 nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng
(Ảnh: NewBranch)

Tính từ đầu năm 2018, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 350 ca trẻ em mắc tay chân miệng, cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2017. Thời điểm này cũng đang có tới gần 30 trẻ đang điều trị, tăng cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong tuần qua (từ ngày 4 đến 10/6) thành phố đã ghi nhận thêm 86 trường hợp mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 744 ca.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, thời gian gần đây, số trẻ đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới gia tăng. Bình quân mỗi tuần, bệnh viện khám và điều trị nội trú khoảng 35 - 40 ca, cá biệt có tuần lên đến gần 50 ca, trong đó có gần 1/2 số ca phải nhập viện điều trị nội trú, nhiều ca mắc ở độ 2 (độ nặng). Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng từ 3 tuổi trở xuống.

Mùa hè không phải là cao điểm của bệnh tay chân miệng, nhưng đến thời điểm này, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận hơn 400 ca mắc, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước. Số ca mắc có dấu hiệu gia tăng từ cuối tháng 4 đến nay. Tình trạng này khiến các bác sĩ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch nếu không có chiến dịch phòng bệnh kịp thời.

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng
(Anhr: Báo Khánh Hòa)

Thực chất, tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển sang độ nặng hơn. Thêm vào đó, thời điểm này lại đang rất thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý phòng tránh cho con và lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

Chia sẻ trên VTV, TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh tay chân miệng có một số typ virus làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, đặc biệt nhóm do EV71. Các biến chứng nặng hay gặp đó là phù phổi cấp, viêm cơ tim, sốc tiêm, viêm não, viêm màng não…”

Đặc biệt, các biến chứng có thể phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Nguy hiểm hơn khi trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, run chân tay, co giật. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như: sốt rất cao, nôn nhiều, mạch đập nhanh, yếu tay chân, méo miệng... Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong trong vài giờ.

Đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có nhiều dấu hiệu mà nếu không được chú ý sẽ dễ chẩn đoán nhầm, nhất là nếu theo dõi không sát sao dễ bỏ sót không xử trí kịp biến chứng xảy ra. Với nhiều ca trẻ chỉ sốt, ho vài tiếng, tiêu chảy vài lần, nhưng 2-3 ngày sau đã xuất hiện biến chứng dù khám không thấy tổn thương ở miệng cũng như ở tay, chân. Thậm chí tìm khắp cơ thể trẻ cũng chỉ thấy 1 - 2 nốt hồng ban rất mờ nhạt.

Có trường hợp trẻ chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán nhầm là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Lại có ca trẻ nhập viện với triệu chứng giống bệnh rối loạn tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy và được điều trị như một rối loạn tiêu hóa.

Do đó, để phát hiện sớm bệnh và tránh những biến chứng, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt, đau họng, biếng ăn, có những bóng nước ở miệng, tay, chân... cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế điều trị. Điều quan trọng, các bậc phụ huynh phải nhận biết được dấu hiệu bệnh nặng, cảnh giác với những biểu hiện không điển hình của bệnh.

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng
(Ảnh: VTV)

Bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan trọng. Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng
Thường xuyên rửa tay để phòng bệnh tay chân miệng. (Ảnh: Trường mầm non Bãi Bông)
su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng Nhiều trẻ mắc tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu sớm chứng tỏ bệnh nặng

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 100 ca tay chân miệng. Đặc biệt, ...

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng Trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Nếu phát hiện trễ và ...

su nguy hiem cua nhung bien chung tu benh tay chan mieng Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch Tay chân miệng cho trẻ

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh bệnh Tay chân miệng cho trẻ nhỏ sau khi một trẻ ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.