Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ trước nguy cơ bùng phát thành dịch

Những ngày gần đây các trường hợp nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại Hà Nội.
 
phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich Nhiều trẻ mắc tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu sớm chứng tỏ bệnh nặng
phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich Giao mùa xuân - hè, trẻ dễ mắc bệnh, bố mẹ phải làm gì?

Bệnh tay chân tay chân miệng gia tăng

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trao đổi với An Ninh Thủ Đô, trung bình từ đầu năm đến 8/4, mỗi tuần, Hà Nội ghi nhận khoảng 25 ca mắc chân tay miệng. Từ ngày 9-14/4, số ca mắc bệnh đã tăng gấp đôi, lên 56 trường hợp. Riêng tuần từ ngày 16-22/4, số ca mắc tay chân miệng tiếp tục tăng gần gấp rưỡi. Như vậy, tính từ đầu năm 2018 đến nay, tổng số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội đã lên 234 trường hợp.

Trước thực trạng nhiều dịch bệnh bùng phát, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch phát sinh, khoanh vùng, xử lý không để dịch lan rộng.

phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich
Số ca mắc bệnh chân tay miệng đang gia tăng nhanh chóng. (Ảnh: Trí thức trẻ)

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ…

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ… Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể.

Chia sẻ trên Báo Giao thông, Ths.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư cho biết, khi thấy trẻ sốt và xuất hiện tổn thương ở da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh tay - chân - miệng. Do vậy, cần đưa trẻ đến viện để được bác sĩ khám và tư vấn cách chăm sóc và điều trị.

phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich
Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng. (Ảnh: Mofiin)

Đa phần trẻ bị tay chân miệng có diễn biến nhẹ, tuy nhiên, do nhiều trẻ không thể hiện dấu hiệu điển hình của bệnh nên vẫn có sự chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết, hoặc sốt virus, sốt phát ban hay thủy đậu… nên chậm chăm sóc, điều trị. Do vậy, bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ dễ biến chứng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là với trẻ có sẵn bệnh nền.

phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich
Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: phunutoday)

Tích cực phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. Để tích cực phòng bệnh tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Cho bé ăn các loại thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn nên cần chọn thực phẩm mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu. Ví dụ như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan...Tuyệt đối tránh ăn thực phẩm cay nóng vì sẽ làm tăng tình trạng viêm loét.

phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich

- Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

- Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

- Nếu trẻ mắc bệnh cần phải cách ly, điều trị kịp thời.Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich 4 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng
phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich Bệnh tay chân miệng đã bùng phát trên khắp cả nước
phong tranh benh tay chan mieng cho tre truoc nguy co bung phat thanh dich Trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?
chọn
Cận cảnh cầu vượt đường sắt nối nút giao Liêm Tuyền - QL1A ở Phủ Lý, Hà Nam đang xây dựng
Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam kết nối đường Lê Duẩn với QL 1A và cầu Châu Sơn ở TP Phủ Lý, Hà Nam nhằm loại bỏ xung đột giao thông giữa đường sắt quốc gia với đường bộ.