Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng bị khiếu nại nhiều nhất năm 2019

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cho biết khiếu nại điển hình nhất năm 2019 là khách không vay nợ nhưng vẫn liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin quấy rối, đe dọa. Một số đối tượng còn đăng lên mạng xã hội nhằm gây áp lực để đòi được nợ.

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Bộ Công Thương) vừa có thông báo về tình hình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong năm 2019.

Tại thông báo này, Cục Cạnh tranh cho biết năm 2019, ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất thuộc nhóm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chiếm đến 41%. Sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông, chiếm 19% và nhóm đồ điện tử gia dụng" chiếm 7%.

Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng bị khiếu nại nhiều nhất, không vay cũng bị gọi điện đòi kiểu khủng bố - Ảnh 1.

Bộ Công Thương cho biết đã bắt đầu có các khiếu nại liên quan cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng. (Ảnh: Phúc Minh).

"Đây là lần đầu tiên trong giai đoạn cả năm, nhóm hàng tài chính, bảo hiểm, ngân hàng có tỉ lệ khiếu nại lớn hơn nhiều lần so với các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại", Cục Cạnh tranh đánh giá.

Theo đơn vị thuộc Bộ Công, chủ thể liên quan trong nhóm hàng này không chỉ có các ngân hàng, công ty tài chính, mà đã bắt đầu xuất hiện sự liên quan của nhiều mô hình tư vấn cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng.

Các mô hình này hiện có sự phát triển mở rộng và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng khách hàng và giá trị giải ngân, do vậy, kéo theo xu hướng gia tăng khiếu nại trong nhóm dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.

Theo Cục Cạnh tranh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan nhóm này điển hình nhất là không vay nợ nhưng vẫn liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ. Đáng chú ý, việc này vẫn tiếp diễn khi người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo không liên quan khoản nợ trên.

"Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng", Cục Cạnh tranh cho biết.

Báo động trộm thông tin khách hàng

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, hành vi bị người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất năm 2019 liên quan việc bảo vệ thông tin của họ, chiếm đến 34% tổng số khiếu nại.

"Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp thu thập trái phép thông tin của người tiêu dùng, không ghi nhận yêu cầu chỉnh sửa thông tin của người tiêu dùng, dẫn tới việc tiếp tục sử dụng thông tin của người tiêu dùng vào các mục đích xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng", Cục Cạnh tranh cho biết.

Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng bị khiếu nại nhiều nhất, không vay cũng bị gọi điện đòi kiểu khủng bố - Ảnh 2.

34% khiếu nại gửi đến Cục Cạnh tranh liên quan thông tin của họ không được bảo vệ. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Đứng thứ hai là nhóm hành vi liên quan giao kết hợp đồng, chiếm 20%. 

Người tiêu dùng khiếu nại doanh nghiệp không tạo điều kiện để họ tìm hiểu và nghiên cứu nội dung hợp đồng trước khi kí, không tư vấn đầy đủ thông tin về hợp đồng trước khi kí, không gửi bản sao hợp đồng để người tiêu dùng lưu trữ sau khi kí, nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn ban đầu.

Tiếp theo, là khiếu lại liên quan cung cấp thông tin, chiếm 17%.

Người tiêu dùng khiếu nại việc tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không thuận tiện… dẫn đến người tiêu dùng khó khăn hoặc bị hiểu nhầm trong việc đưa ra quyết định mua bán, sử dụng dịch vụ.

Nhóm hành vi liên quan đến dịch vụ giao nhận hàng chiếm tỉ lệ 14%. Các hành vi này chủ yếu liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo, giao hàng chậm, không giao hàng, bị hủy đơn hàng, trong đó, phần lớn giao dịch liên quan của người tiêu dùng được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoặc qua các trang mạng xã hội.

Còn lại là các khiếu nại liên quan bảo hành sản phẩm và các vấn đề khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
6 giải pháp hạn chế rủi ro khi bảng giá đất tăng cao
Theo chuyên gia, bảng giá đất tăng sẽ tác động khiến giá nhà tăng, giảm động lực đầu tư của doanh nghiệp, việc giảm thu hút vốn FDI có thể sẽ xảy ra, nếu có thu hút được thì cũng khó có thể nhận định đó là dòng vốn FDI lành mạnh,...