Tận mục lò 'kích hoạt não giữa', 'đánh thức thiên tài'

Chỉ cần nhắm mắt lại, tập trung và hít thở, bé có thể nhận biết được màu sắc, đồ vật, chữ viết… và sở hữu trí nhớ tuyệt vời. Câu chuyện tưởng đùa nhưng nhiều cha mẹ sẵn sàng bỏ gần chục triệu đồng để con tham gia các lớp học.
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Phụ huynh xôn xao về lớp học kích bán cầu não cho trẻ
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Lớp học kích não biến con thành thiên tài: Sẽ gây hậu quả đáng tiếc nếu can thiệp
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai ‘Kích hoạt não’ để con thành thiên tài?
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lớp học 'Kích hoạt não' rất nguy hiểm cho trẻ em
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Trò bịp trong khoá học bịt mắt đọc sách ở Ấn Độ
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai 'Phương pháp kích não bộ cho trẻ chưa được thẩm định về chuyên môn'
tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Cảnh báo nguy cơ 'tự mở cánh cửa vào trại tâm thần' khi kích bán cầu não cho trẻ

Quảng cáo: chỉ dành cho trẻ 6 - 14, thực tế: nhận cả trẻ 4 tuổi

tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai
Một buồi kích hoạt não tại Trung tâm MBM.

Theo lời quảng cáo ghi trên website của MBM Vietnam, trung tâm được quảng cáo có những khóa học "kích hoạt não giữa" và đánh thức bộ não thiên tài của trẻ, chúng tôi dắt con đến trụ sở chính số 449 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1 – TP HCM để tìm hiểu.

Phía sau cửa kính trên tầng 2 là không gian lớp học kích hoạt não giữa với một số giáo viên, trợ giảng cùng các bé nhiều lứa tuổi khác nhau đang tích cực tu luyện.

Trong số đó, phần đông là các bé độ tuổi khoảng 9 - 12 tuổi. Có cả những bé nhỏ hơn khoảng 5, 6 tuổi.

Trả lời thắc mắc về thông tin đăng nhận bé từ 6 tuổi nhưng vẫn có các bé 5 tuổi học, tư vấn viên chia sẻ: “Không sao cả ạ! Cho học càng sớm càng tốt, bé 4 tuổi đã có thể học rồi”.

Nhìn quanh không thấy phụ huynh các bé đã học, chỉ có phụ huynh các bé buổi đầu thử nghiệm. Đa số các cha mẹ khác đều chở con đến và cho con tự lên lớp học còn lại chuyện ôn luyện trên lớp là của trung tâm và các bé.

Con chúng tôi và 1 bé khác cũng đến thử nghiệm buổi đầu được xếp chung với khoảng 4 bé đã học qua cấp độ 1.

Theo chia sẻ từ trợ giảng thì các bé hôm nay tập luyện lại (từ 9h đến 10h).

Đạo cụ học được các cô trợ giảng chuẩn bị trên bàn là hộp nhựa đựng những bông hoa nhiều màu sắc: xanh lá cây, tím, đỏ, vàng... và một bộ bài Uno để các bé nhận biết số, màu sắc. Ngoài ra, có một hộp đựng nhiều thanh nhựa hình chữ nhật dài đủ màu sắc, một xấp giấy màu xanh lá, xanh dương, đỏ, vàng,...

Đó là những vật liệu sẽ được dùng trong quá trình tập luyện “kích hoạt não giữa” cho các em.

Một nhóm khác ngồi riêng gồm 4 bé lớn hơn, cô trợ giảng cho biết các bé này đã học xong cấp độ 1 và khả năng – theo các cô ở đây gọi là “khả năng cảm nhận” tốt hơn nên ngồi luyện riêng ở một bàn khác.

Mỗi bàn có một trợ giảng làm nhiệm vụ ôn luyện cho các bé. Các cô trợ giảng và tư vấn viên ở đây nhìn cũng khá trẻ, theo một phụ huynh đi cùng đánh giá thì “nhiều lắm thì các cô mới ra trường hoặc sinh viên năm 3 năm 4 thôi!”.

Thỉnh thoảng lại có một trợ giảng khác đang phụ trách lớp dạy cấp độ 2 ở bên cạnh cùng sang hỗ trợ cho các cô trợ giảng bên này nhưng mục đích quan trọng nhất là để làm quen cùng các bé mới đến học thử nghiệm buổi đầu và tư vấn cho phụ huynh.

Buổi kích hoạt não chóng vánh...

tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai
Trẻ đang tập trung để cảm nhận màu sắc và con số.

Sau khi ổn định các bé vào lớp, giáo viên chính (khoảng hơn 30 tuổi), nhờ những trợ giảng mở laptop cho các bé xem. Phụ huynh có con đến thử nghiệm buổi đầu cũng được cho ngồi quan sát xem con học.

“Hãy chú ý dấu màu đỏ”, giáo viên chính nhắc các bé. Các bé được xem trên màn hình một dấu màu đỏ chạy di chuyển theo nhiều hình dạng khác nhau: hình ngôi sao, hình chữ nhật, hình zic zac, hình tròn...

Bé nào cũng ngồi nghiêm túc nhìn màn hình máy tính, thỉnh thoảng có một bé mất tập trung lại được cô nhắc: “Nào! Nghiêm túc nhìn lên màn hình”.

Mất khoảng 5-7 phút cho các bé xem màu đỏ di chuyển, cô trợ giảng giải thích với phụ huynh: “Đây là để rèn khả năng tập trung cho bé, anh chị ạ!”.

Sau khi xem xong, cô giáo dạy chính nhắc nhở các bé xoa mắt thư giãn. Như một cái máy, các bé đã học qua liền xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi áp lên mắt. Cô giáo lại nhắc: “Bạn nào đi vệ sinh thì đi!”.

Kết thúc bài vỡ lòng, giáo viên chính chuyển sang lớp huấn luyện cấp độ khác để lại lớp luyện tập này cho các trợ giảng. Hỏi một cô trợ giảng thì được chia sẻ: “Cô giáo giỏi lắm, cô đã tập huấn ở Singapore và thường xuyên dạy cả Sài Gòn – Hà Nội”.

Sau khi xem màu đỏ di chuyển, các cô trợ giảng bắt đầu bịt mắt các bé đã học rồi và ôn luyện. Cô nhặt một bông hoa có màu sắc bất kỳ, đưa lên các vị trí (ngay giữa trán của bé, trên đỉnh đầu, sau gáy...) kêu các bé tập trung. “Nào! Bây giờ hãy tập trung! Hít thở đều, cảm nhận và cho cô biết đây là màu gì”.

Các bé bắt đầu “căng não” tập trung vào nhiệm vụ. Nhiều bé tự cầm lá bài hoặc màu sắc trong lòng bàn tay, xoa đi xoa lại, hết áp lên trán lại áp lên đầu một cách rất nghiêm túc như đang khám phá năng lực siêu nhiên của chính mình.

Sau vài giây trầm ngâm các em lần lượt nói và chỉ số ít bé đoán đúng ngay từ đầu.

Các em nói cô nhắc: “Tập trung lại nào! Hít sâu và cảm nhận nào” và bé tiếp tục... cảm nhận lại.

Một cậu bé tinh nghịch lén kéo tấm bài xuống để nhìn lén khi cô trợ giảng không để ý bởi cô còn mải một tay cầm điện thoại nhìn chăm chú vào màn hình.

“Cảm nhận" chứ không phải... đoán mò

tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai
Trợ giảng một tay cầm điện thoại, một tay hướng dẫn trẻ kích não.

Chứng kiến quá trình kích hoạt não của các em học sinh, một phụ huynh cho rằng đây có thể chỉ là cách "đoán mò" thì ngay lập tức bị nhóm giáo viên trợ giảng "phản pháo".

Một giáo viên trợ giảng khẳng định chắc nịnh "ở đây là các em cảm nhận chứ không phải đoán như phụ huynh nghĩ".

“Giáo viên” ở đây không ít lần nhắc khéo phụ huynh không dùng từ “đoán” mà dùng từ “cảm nhận” vì theo các cô đoán là đoán mò, sợ các bé sẽ trả lời dối, không tập trung.

Các trợ giảng cũng cho biết chương trình học sẽ mở nhạc sóng não giúp bé tập trung hơn.

“Trong buổi học, tụi em sẽ cho bé thể dục, xem màu đỏ cho bé tập trung, nhạc sóng não mở xuyên suốt nếu bé nào đủ tập trung rồi thì sẽ cho bé nghỉ, bé nào ổn định năng lực rồi thì chỉ nghe nhạc đấy, ai nói gì cũng mặc kệ”, cô trợ giảng cho biết.

Thế nhưng, môi trường lớp học thực sự cũng khá nhộn nhịp vì 2 bàn học xếp gần nhau, khi các bé bên này xong lại ngồi trò chuyện cùng nhau, các cô trợ giảng cũng trò chuyện cùng phụ huynh thử nghiệm nên dù đã lắng tai nghe tôi cũng không biết âm thanh của nhạc là loại gì và không biết có phát huy tác dụng với đám trẻ hiếu động không.

Buổi tập luyện diễn ra chỉ trong vòng một giờ đồng hồ chỉ với hoạt động: xem laptop, nghe nhạc sóng não và bịt mắt “cảm nhận”.

Một trợ giảng quả quyết: “Học xong cấp độ 1 này bé sẽ nhận biết được màu sắc, khả năng tập trung và trí tưởng tượng cao hơn. Bé đeo bịt mắt, không nghĩ gì cả, màu sắc sẽ tự xuất hiện trong đầu. Cái này giúp bé tĩnh tâm, tập trung, dù bên ngoài có ồn ào hay gì đi nữa thì bé vẫn không bị ảnh hưởng, bé chỉ cần nhắm mắt lại thở đều, hít thở đều, thực sự tập trung và "bơ" luôn thế giới bên ngoài. Điều này sẽ giúp bé học tốt hơn”.

Sau những chia sẻ từ trợ giảng, phụ huynh nào có con thử nghiệm buổi đầu cũng sẽ được tư vấn viên chia sẻ nhiệt tình về thông tin nội dung khóa học chỉ 2 ngày cũng như các chế độ ưu đãi, khuyến mãi nếu tham gia.

“Đăng ký khóa học anh chị sẽ được ưu đãi hiện giờ còn lại 8,7 triệu đồng. Sau khóa học 2 ngày tụi em sẽ miễn phí 3 tháng tập luyện cho bé. Bé được tập luyện vào nhiều buổi trong tuần, hết 3 tháng này thì mới tính phí tập luyện là 800.000 đồng/tháng”.

Cũng theo tư vấn viên này, nếu phụ huynh này giới thiệu phụ huynh khác sẽ được giảm học phí 500.000đ. “Nếu học không hiệu quả, tụi em sẽ cam kết hoàn lại tiền, cũng có phụ huynh bảo lưu lại theo học khóa sau”, tư vấn viên khẳng định.

“Nếu bé không chịu học hoặc nhận biết sai màu sắc. Ví như có 4 màu mà bé cảm nhận sai nhiều thì bên em sẽ hoàn lại tiền hoặc cho bảo lưu”, tư vấn viên nói thêm.

tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lớp học 'Kích hoạt não' rất nguy hiểm cho trẻ em

Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, chúng ta nên nghĩ đến những nguy cơ trẻ lớn lên ...

tan muc lo kich hoat nao giua danh thuc thien tai 'Phương pháp kích não bộ cho trẻ chưa được thẩm định về chuyên môn'

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam, trên thế giới không tồn tại phương pháp kích bán cầu cho trẻ và đây là ...

(Còn nữa)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.