Thực chất, lễ hóa vàng chính là lễ tạ năm mới. Sau 3 ngày Tết với các mâm lễ cúng bái tổ tiên, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ hóa vàng.
Lễ hóa vàng ngày Tết không chỉ là hình thức tiễn tổ tiên sau khi mời gia tiên về ăn Tết cùng các con cháu mà lễ này còn mang một ý nghĩa nữa là nghênh đón thần Tài, tài lộc về với gia đình.
Lễ hóa vàng cũng chính là lễ bày tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà. Đồng thời là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, đem theo hi vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông. |
Thông thường, lễ hóa vàng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ mùng 3 cho đến mùng 10 Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, không nên làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 10 vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày cúng Thần Tài và hai ngày này không nên gộp chung làm một. Đặc biệt, gia chủ cần phải có lễ tạ gia tiên, chư vị thánh thần để người âm chứng giám lòng thành kính với bề trên.
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu ghi chép cũng như phân tích về ngày làm lễ hóa vàng. Tuy nhiên, có một điều cho thấy là hầu hết đều nói rằng gia chủ nên hóa vàng vào khoảng mùng 4 đến mùng 5 là hợp lí nhất.
Lí giải cho điều này, theo GS sử học Lê Văn Lan, "mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy", do đó ngày mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, vì vậy các gia đình vẫn nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Sau đó nên để dành ngày mùng 4 và mùng 5 làm lễ tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.
Khi tiến hành làm lễ hóa vàng, các gia đình cần chuẩn bị:
- Mâm ngũ quả
- Hương nhang, lọ hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét theo văn hóa của từng địa phương)
- Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống. Các món ăn cần được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, đẹp đẽ.
Ngoài ra cũng cần chuẩn bị tiền, vàng mã đầy đủ để làm hành trang, lộ phí cho bậc gia tiên lên đường.
Mâm cỗ cúng hóa vàng ngày Tết. |
Lễ hóa vàng cũng chính là một trong những ngày đặc biệt quan trọng trong Tết Kỷ Hợi 2019, do vậy gia chủ cần chú ý chuẩn bị đầy đủ và trang bị cho mình những điều cần thiết để tránh phạm, cầu mong cho cả gia đình một năm mới suôn sẻ, gặp nhiều điều may mắn và thành công.
XEM THÊM
10 lễ hội đầu xuân lớn nhất cả nước
Từ Bắc chí Nam, các lễ hội dịp đầu xuân chính là một phần không thể thiếu để tạo nên không khí vui nhộn trong ... |
'Cầu được ước thấy' với những địa điểm du lịch tâm linh ở miền Bắc
Những chuyến du xuân đến các điểm du lịch tâm linh đầu năm mới không chỉ để cầu may, cầu công danh, cầu tài lộc ... |
'Rủ nhau thoát ế' với những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng nhất ở Việt Nam
Dịp đầu năm mới, người Việt không chỉ có thói quen đi chùa cầu tài lộc, cầu bình an mà những ngôi chùa cầu duyên ... |
Những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội để cầu an dịp đầu năm mới 2019
Đầu năm mới là khoảng thời gian quí báu để mọi người du xuân, chiêm bái nơi cửa phật cầu mong những điều may mắn. ... |
Thời sự 08:23 | 11/02/2019
Thời sự 07:00 | 10/02/2019
Kinh doanh 23:00 | 08/02/2019
Thời sự 08:08 | 08/02/2019
Kinh doanh 06:25 | 08/02/2019
Kinh doanh 00:28 | 08/02/2019
Giáo dục 00:21 | 08/02/2019
Thời sự 07:45 | 07/02/2019