Theo phong tục dân gian, sau 3 ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường tiến hành làm mâm cơm mặn rồi làm lễ hóa vàng, cúng tiễn gia tiên về trời. Người xưa quan niệm rằng, chết không phải là hết nên ngoài mâm cơm cúng, các gia đình còn sắm sửa rất nhiều tiền vàng, quần áo, nhà, xe,... để gửi về thế giới bên kia cho những người đã khuất. Nhiều người cho rằng, cách tốt nhất để người chết có được cuộc sống đủ đầy nhất cũng như vong linh được siêu thoát là đốt thật nhiều tiền và vàng mã.
Tuy vậy, theo thông tin được đăng tải trên Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ, việc đốt vàng mã ngày Tết không cần đốt quá nhiều mà cần đốt chất lượng, khi đốt phải thành tâm nghĩ đến tổ tiên, người đã khuất thì người đó sẽ nhận được.
Người Việt coi việc đốt vàng mã không chỉ là nghi thức mà còn là cách con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên. |
Theo quan niệm dân gian, ngày lễ tiễn gia tiên về trời rất quan trọng. Vào ngày Tết, sau khi các gia đình làm mâm lễ cúng và khấn vái mời bề trên về ăn Tết, gia thần và tổ tiên sẽ ngự trên bàn thờ. Do đó, đèn hương không bao giờ tắt, các đồ lễ như: bánh kẹo, hoa quả cũng đều phải chờ đến ngày lễ hóa vàng mới hạ xuống. Nếu chưa làm lễ hóa vàng, tuyệt đối không được hạ lễ để tránh bất kính. Sau khi bày biện mâm cúng, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và khấn vái để làm lễ hóa vàng tiễn tổ tiên về trời. Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép gia tiên rồi mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên. |
- Trước tiên, gia chủ cần hóa tiền vàng Đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.Vào ngày làm lễ hóa vàng, cách đốt vàng mã như thế nào cho đúng cũng là một điều vô cùng quan trọng. Các gia đình cần chú ý một số điều như sau:
Ngoài ra, theo người Việt xưa, người ta còn đặt đôi ba cây mía ở hai bên ban thờ với ngụ ý làm đón gánh tiễn các cụ về trời.
- Hóa vàng mã phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.
- Khi hóa vàng mã nên nhớ không gẩy tiền vàng liên tục, chỉ hóa để chếch chếch để tiền cháy hết, khi tiền đang cháy mà dùng gậy, dùng que gẩy tiền vàng sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.
- Khi hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu, chu ý vẩy nhẹ nhàng, dứt khoát, không để rượu vung vãi khắp nơi hoặc đổ quá nhiều, vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.
- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng ... tháng Giêng năm ...
Tín chủ chúng con ..........................
Ngụ tại ..........................................
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.
Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.
Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lưiợng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Trên đây là một số lưu ý khi đốt vàng mã trong ngày lễ hóa vàng Tết Kỷ Hợi 2019 mà các gia chủ nên lưu ý để không mạo phạm thần linh, cho một năm mới nhiều may mắn và suôn sẻ.
XEM THÊM
10 lễ hội đầu xuân lớn nhất cả nước
Từ Bắc chí Nam, các lễ hội dịp đầu xuân chính là một phần không thể thiếu để tạo nên không khí vui nhộn trong ... |
'Rủ nhau thoát ế' với những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng nhất ở Việt Nam
Dịp đầu năm mới, người Việt không chỉ có thói quen đi chùa cầu tài lộc, cầu bình an mà những ngôi chùa cầu duyên ... |
Những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội để cầu an dịp đầu năm mới 2019
Đầu năm mới là khoảng thời gian quí báu để mọi người du xuân, chiêm bái nơi cửa phật cầu mong những điều may mắn. ... |
'Cầu được ước thấy' ở những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng trên cả nước
Đi lễ cuối năm hay đầu xuân là một phong tục - tập quán đẹp của người Việt, có người đến cầu tài, cầu danh, ... |
Thời sự 08:23 | 11/02/2019
Thời sự 07:00 | 10/02/2019
Kinh doanh 23:00 | 08/02/2019
Thời sự 08:08 | 08/02/2019
Kinh doanh 06:25 | 08/02/2019
Kinh doanh 00:28 | 08/02/2019
Giáo dục 00:21 | 08/02/2019
Thời sự 07:45 | 07/02/2019