Tham khảo bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước mới nhất 2021

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là loại hợp đồng dân sự không thể thiếu khi tổ chức muốn thế chấp quyền sử dụng đất. Tham khảo ngày bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước dưới đây để biết thêm chi tiết.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) tổ chức nhà nước được lập ra khi đoàn thể, doanh nghiệp đang sở hữu bất động sản là đất và tài sản trên đất muốn dùng quyền sử dụng tài sản này để đảm bảo (thường là hợp đồng vay vốn, vay tài sản hoặc hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế khác) với bên nhận thế chấp (ví dụ như ngân hàng) rằng tổ chức sẽ thực hiện nghĩa vụ dân sự (hoàn trả, bàn giao tài sản) đúng theo Pháp luật quy định.

Việc ký kết hợp đồng thế chấp QSDĐ đồng nghĩa với việc, bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp, tuy nhiên sẽ không thể bán, cầm cố hoặc thực hiện những quyền khác như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn.

Gợi ý bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước hiện hành năm 2021

Theo Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng thế chấp QSDĐ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, nội dung cần có trong một bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước gồm:

- Thông tin đầy đủ của tổ chức muốn thế chấp

- Thông tin của bên nhận thế chấp

- Nghĩa vụ được bảo đảm

- Tài sản thế chấp

- Giá trị tài sản thế chấp

- Nghĩa vụ và quyền của bên A

- Nghĩa vụ và quyền của bên B

- Việc đăng ký thế chấp và nộp lệ phí

- Xử lý tài sản thế chấp khi có tranh chấp

- Phương thức tranh chấp hợp đồng

- Cam kết của hai bên

- Các điều khoản thêm trong hợp đồng

- Chữ ký của hai bên

Xem và tải bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước tại đây:

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước sẽ có hiệu lực khi văn bản này đáp ứng những điều kiện sau:

- Người đại diện cho tổ chức ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự: từ 18 tuổi trở lên. Không phải là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích và nội dung của hợp đồng thế chấp QSDĐ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Tham khảo bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước mới nhất 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

- Tổ chức muốn thế chấp và bên nhận thế chấp QSDĐ hoàn toàn tự nguyện.

- Không phải là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ của tổ chức với những người khác.

- Không phải là hợp đồng được ký kết do một bên tham gia ký kết bị nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thế chấp do lỗi vô ý của bên kia.

- Không phải là hợp đồng được ký kết do một bên tham gia ký kết bị lừa dối, đe dọa bởi bên kia hoặc bởi người khác.

- Đất không có tranh chấp

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Hồ sơ và trình tự thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất

Theo khoản 12 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực.

Tổ chức thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất tại các cơ quan công chứng có giấy phép hành nghề theo quy định của Pháp luật hoặc thực hiện tại UBND cấp xã.

Ngoài hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước đã công chứng, tổ chức còn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ để hoàn thành hồ sơ thế chấp hợp pháp như sau:

- Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Quyết định giao đất,cho thuê đất

- Hợp đồng tín dụng

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BTP, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền

Tham khảo bản mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tổ chức nhà nước mới nhất 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Nơi tiếp nhận hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã, nơi có mảnh đất thế chấp. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.