Theo tài liệu, Hải Vân quan tọa lạc trên núi Hải Vân thuộc địa giới hành chính của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Hải Vân quan là cửa ải quan trọng trấn giữ đường thiên lí Bắc - Nam có từ thời Lê. Đến triều Nguyễn, năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng Hải Vân quan thành một trong những tổ hợp công trình để phòng thủ cho Kinh đô Huế cũng như giám sát các hoạt động ở cửa biển Đà Nẵng. Công trình được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển.
Một góc di tích Hải Vân quan. (Ảnh: Văn Luận).
Tháng 5/2017, Bộ VHTT&DL đã chính thức công nhận và trao Bằng xếp hạng Hải Vân quan là Di tích cấp Quốc gia cho chính quyền TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trung bình mỗi ngày Hải Vân Quan thu hút khoảng hàng nghìn lượt khách trong và người nước đến tham quan.
Theo chúng tôi ghi nhận, hiện nay di tích Hải Vân quan bị xuống cấp nghiêm trọng.
Lối đi dẫn vào Hải Vân Quan ngổn ngang nhiều gạch đá, những bức tường bị nứt và bong tróc. Những đồn bốt quân sự cũ, các chòi canh gác, có những chỗ nhô sắt ra rất nguy hiểm.
Những hình ảnh xuống cấp tại di tích. (Ảnh: Văn Luận).
Khách du lịch cho biết, Hải Vân quan có cảnh quan và nhiều vị trí chụp hình đẹp. Để có những bức hình bắt mắt, phóng tầm nhìn ra các con đường, ngọn núi, nhiều người đã trèo lên những chòi canh gác cũ sắp sập rất nguy hiểm.
"Leo lên Hải Vân quan nhìn xuống rất đẹp, chỉ tiếc là nơi này đã xuống cấp quá rồi. Nhiều chỗ tôi thấy để biển cấm trèo nhưng nhiều bạn vẫn bất chấp trèo lên, thật là nguy hiểm", anh Quang, một khách du lịch nói.
Bên cạnh đó, nhiều cây cỏ mọc um tùm mà không có người cắt tỉa, rác thải bủa vây, trâu bò của người dân chăn thả tự do, phóng ế trên những bậc thang leo lên Hải Vân Quan khiến nơi này trở nên nhếch nhác hơn.
Theo người dân sống gần đây, nhiều bạn trẻ lên đây mang theo đồ ăn và thức ăn, sau khi sử dụng xong lại vứt luôn tại chỗ mà không đem bỏ vào thùng rác.
"Đây là lần đầu tiên tôi đến Hải Vân Quan, tôi biết nơi này qua những bức hình của bạn bè trên Facebook. Tôi không nghĩ khi lên đây lại có nhiều rác thải như hộp sữa, bao ni lông, ống hút,.. nhiều đến vậy, tôi có chút hơi thất vọng vì ý thức của một số người", khách du lịch Hải Vân quan phàn nàn.
Mặc dù chính quyền treo biển cấm treo, xâm hại di tích nhưng nhiều người vì muốn có ảnh đẹp vẫn trèo lên di tích. (Ảnh: Văn Luận).
Được biết, ngày 24/4, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng.
Nội dung và qui mô đầu tư các hạng mục gồm: Tu bổ, phục hồi công trình Hải Vân quan; công trình Thiên hạ đệ nhất hùng quan; các tường thành nhà Nguyễn; nhà Trú Sứ 3 gian, nhà Vũ Khố 3 gian; phục hồi tuyến bậc cấp từ Hải Vân Quan xuống phía nam; tuyến đường Thiên Lý từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan đi Huế.
Dự án nhằm tôn tạo cảnh quan xung quanh và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đón tiếp khách tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực này.
Dự án được tiến hành xây dựng trong năm 2019 – 2020. Kinh phí thực hiện dự án khoảng 42,3 tỉ đồng, trong đó ngân sách của Thừa Thiên - Huế 50% và TP Đà Nẵng 50%.
Xuống cấp Hải Vân quan. (Video: Văn Luận).
Đô thị 15:02 | 19/04/2020
Đô thị 10:30 | 19/04/2020
Nhà đất 09:22 | 18/04/2020
Nhà đất 14:42 | 16/04/2020
Đô thị 13:04 | 15/04/2020
Đô thị 22:16 | 03/04/2020
Đô thị 20:17 | 26/03/2020
Đô thị 16:26 | 26/03/2020