Thời trang nhanh, giá rẻ đã bắt đầu chết như thế nào?

Sự ra đi của Forever 21 và nhiều tên tuổi lớn cho thấy ngành bán lẻ thời trang nhanh, giá rẻ dường như đang nhường chỗ cho “thời trang chính xác”. Ai tự động hóa nhanh hơn, sản phẩm xuất hiện đúng khách hàng vào đúng thời điểm hơn, người đó thắng.

Sự thay đổi của ngành bán lẻ thời trang thể hiện rõ nhất sau kết quả của các trận bóng đá. Đơn hàng này có hay không, phụ thuộc kết quả của một trận đấu. Khi sản xuất áo bóng đá cho một quốc gia, nếu họ thắng, đơn hàng sẽ tiếp tục; nếu không thì mọi chuyện đến đây là kết thúc.

Thời trang nhanh: "Ai tự động hóa nhanh hơn, người đó thắng"

Tuntex, công ty cung cấp Adidas, Nike, Puma và các nhãn hiệu thời trang toàn cầu khác, có nhà máy tại ngoại ô Jarkata. Công ty luôn phải nhanh chóng tạo ra các dòng sản phẩm nhanh hơn đối thủ, để cạnh tranh trong chu kì không ngừng của thị trường thời trang nhanh.

"Thời gian đặt hàng sản xuất trung bình từ 120 ngày đến 90 ngày trong khoảng 4 năm trước, giờ đã rút ngắn còn 60 ngày. Một số nhà sản xuất thậm chí còn yêu cầu ngắn hơn nhiều. Tự động hóa và số hóa đang thay đổi mọi thứ, và khi mọi thứ thay đổi, chúng tôi phải thay đổi. Ai tự động hóa nhanh hơn, người đó thắng", Stanley Kang, Phó Tổng giám đốc của Tuntex nói.

15740777021502087

Nhà sản xuất của Adidas đầu tư vào dây chuyền tự động hóa. (Ảnh: Asian Nikkei Reivew).

Tuntex, giống như nhiều đơn vị khác trong chuỗi cung ứng của ngành may mặc trị giá 1.400 tỉ USD, đang đầu tư hàng triệu USD mỗi năm vào công nghệ và các quy trình mới, khi sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng định hình lại ngành này. Trang Asian Nikkei Reivew cho rằng: "Thời đại của thời trang nhanh giá rẻ sắp hết hạn, và sắp được thay thế bằng một mô hình mới thiên về tốc độ, độ chính xác, khả năng truy xuất nguồn gốc và khả năng thích ứng số lượng lớn".

Tại Tuntex, làm việc cùng với máy cắt tự động và xe tự lái là những cải tiến cơ bản. Cao cấp hơn là máy kiểm tra vải tốc độ cao sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, để theo dõi hàng ngàn mét vải mỗi ngày.

"Chúng tôi cần tự động hóa và đổi mới. Chúng tôi phải thông minh hơn, giống như một công ty công nghệ. Chúng tôi cần phòng thí nghiệm, hệ thống thông minh. Mỗi năm, chúng tôi đã tăng 15%-20% doanh thu và lợi nhuận, nhưng chi phí lao động, năng lượng, công nghệ lại tiếp tục tăng cao hơn", ông Kang nói. 

Ông còn tiết lộ công ty đầu tư khoảng 5 triệu đô la mỗi năm cho công nghệ mới.

Ngoài tự động hóa, các nhà cung cấp đang chuyển trung tâm sản xuất của họ đến gần hơn với cơ sở hạ tầng, nguyên liệu thô và thị trường cuối cùng của họ. Điều này cho phép họ rút ngắn vòng đời của một lô hàng. Họ cũng đang đầu tư mạnh vào tự động hóa và số hóa, khi công nghệ trở nên tiên tiến hơn và cạnh tranh với lao động giá rẻ đã duy trì ngành công nghiệp.

Forever 21 ra đi và bài học cho người ở lại

Việc cải tổ chuỗi cung ứng là hệ quả của những thay đổi chấn động trong ngành thời trang. Các chuỗi bán lẻ chuyên về giá rẻ, dùng một lần, cực hưng thịnh vào đầu những năm 2000, đang gặp khó khăn. 

Forever 21 là thương vong mới nhất khi họ nộp đơn xin bảo vệ phá sản vào tháng 9/2019. Hãng này nối dài thêm danh sách bao gồm Barneys, Diesel, Roberto Cavalli và Rockport, phá sản chỉ trong 2 năm qua.

102695510-IMG_6632rr

Forever 21 ra đi để lại dư chấn lớn cho ngành bán lẻ thời trang nhanh. (Ảnh: Getty).

Các nhà bán lẻ trực tuyến dẫn đầu về công nghệ đang thu hút khách hàng thông qua cá nhân hóa, sử dụng thuật toán để hiểu thị hiếu của khách hàng cá nhân, và đề xuất quần áo họ muốn. Điều này đang thay đổi cách khách hàng mua sắm.

Đối với những tên tuổi vẫn còn sống sót, họ đang thích nghi. 

Các đại gia bán lẻ như Zara, Uniqlo cùng với H&M, đã đầu tư vào công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng, đồng thời xây dựng hệ thống quản lí dữ liệu và "hậu cần thông minh" để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Những động thái này nhằm đảm bảo rằng quần áo phù hợp sẽ hiện ngay trước mắt đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Trong nghề gọi xu hướng phát triển ngành bán lẻ thời trang là từ "thời trang nhanh" sang "thời trang chính xác".

Ricardo Perez Garrido, giáo sư về đổi mới kĩ thuật số và hệ thống thông tin tại IE Business School, cho biết: "Tốc độ sẽ là tên của trò chơi. Điều đó có nghĩa là thiết kế để phục vụ những gì khách hàng thích, vận hành để đặt sản phẩm đúng chỗ và công nghệ để làm cho nó siêu nhanh, siêu hiệu quả và siêu cá nhân hóa. Nếu bạn kiểm soát 3 điều trên, bạn sẽ trở thành bất khả chiến bại".

Simon Vương, Tổng Giám đốc của Công ty Tô Châu Tianyuan Garments, một nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại Trung Quốc, và là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Adidas, cho biết: "Ngành công nghiệp thời trang đang phát triển nhanh hơn và xu hướng không tồn tại lâu. Vì vậy tất cả các thương hiệu đều nhấn mạnh đến thời gian bán ngắn, số lượng sản xuất nhỏ và phản ứng nhanh với thị trường. Nếu chúng tôi gần gũi hơn với khách hàng, chu kì sản xuất và vận chuyển của chúng tôi trở nên ngắn hơn. Tôi nghĩ đây là hướng đi mà chúng tôi đang thực hiện".

"Tự động hóa là định hướng cho tương lai. Thật khó để được tự động hóa hoàn toàn khi ngành may mặc đòi hỏi nhiều kĩ thuật và nghệ thuật hơn. Nhưng đóng gói, cắt, phân loại, và thậm chí vận chuyển đã có thể được tự động hóa", ông Vương nói thêm.

15741701041502092

Việc đầu tư số hóa và tự động hóa cho ngành may mặc khó hơn vì đòi hỏi vốn lớn. (Ảnh: Asian Nikkei Reivew).

David Williams, người quản lí dự án Decent Work của ILO, nhấn mạnh: "Mặc dù thời đại thời trang nhanh sắp kết thúc, nhưng điều này không có nghĩa là hàng may mặc sẽ không có vai trò trong tương lai trong công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tuổi thọ chung của các đơn vị trong ngành này có thể sẽ ngắn hơn trong những thập niên tới".

Việt Nam có nhiều khả năng phát triển ngành may mặc

Sự thay đổi trên có thể tác động sâu sắc đến các quốc gia ở Nam và Đông Nam Á, trung tâm số một thế giới của chuỗi cung ứng hàng may mặc. Tự động hóa hoàn toàn thay đổi mạnh mẽ cách thức ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận, và đe dọa thay thế hàng triệu công nhân tay nghề thấp trên toàn thế giới.

15740767601502094

Sự thay đổi của ngành may mặc đe dọa việc làm nhiều nhân công của Đông Nam Á. (Ảnh: Asian Nikkei Reivew).

"Bây giờ kịch bản đang thay đổi, sẽ có áp lực phải suy nghĩ lại về ngành công nghiệp này, làm thế nào họ có thể tiến lên, và làm thế nào để có thể đa dạng hóa. Những câu hỏi đó không thực sự được đặt ra trong vài thập niên qua. Bây giờ, tôi nghĩ họ thực sự sẽ phải để tâm đến", ông Sanchita Banerjee Saxena, CEO của Viện nghiên cứu Nam Á tại Đại học California nói.

Sản xuất hàng dệt may từ lâu đã là tiền thân của toàn cầu hóa. Các trung tâm sản xuất của Đông Á, bao gồm cả Đài Loan, là một trong những trung tâm đầu tiên được hưởng lợi từ việc này. Họ tận dụng mức lương thấp để xây dựng một cơ sở sản xuất dần dần phát triển thành các ngành có giá trị cao hơn. 

Khi tiền lương tăng, chi phí cũng tăng và ngành công nghiệp may mặc buộc phải di cư vào các quốc gia có mức lương thấp hơn. Xu hướng này thể hiện rõ khi Trung Quốc đại lục mở cửa từ cuối những năm 1990, và Việt Nam được Mỹ gỡ lệnh cấm vận vào năm 1995.

Tuntex là một nhà đầu tư tại Việt Nam từ đầu những năm 2000, đặt cược lớn với 4 nhà máy, 3 trong số đó ở Sóc Trăng, cách TP HCM 4 giờ lái xe. Công ty cũng đã mở hoặc mua vào các nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Giống như nhiều người trong ngành, họ đang tìm kiếm chi phí sản xuất thấp hơn, bao gồm cả tiền mặt bằng và chi phí lao động, để đáp ứng nhu cầu không ngừng của các công ty quần áo.

Clothing timeline

Các nước Đông Á và Đông Nam Á đã trở thành trung tâm sản xuất hàng may mặc của thế giới. (Đồ họa: Asian Nikkei Reivew).

Thương mại may mặc đã giúp các nước này phát triển cơ sở công nghiệp của họ. Việt Nam là một ví dụ về điều này. Việt Nam từ nền tảng sản xuất đơn giản, cuối cùng đã thu hút các nhà máy sản xuất ô tô và hàng hóa công nghệ cao. Để rồi các nhà sản xuất hàng may mặc hiện đang phải vật lộn để tìm kiếm lao động với giá cả phải chăng.

Các nhà phân tích trong ngành cho biết vị trí địa lí của Việt Nam với các nhà sản xuất dệt may của Trung Quốc, khiến Việt Nam có khả năng tiếp tục phát triển.

"Vì hầu hết các nguyên liệu như sợi và dệt may được sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về mặt địa lí trong việc vận chuyển nguyên liệu vào các nhà máy. Và chính Việt Nam cũng đã và đang phát triển sản xuất các sản phẩm này của riêng mình", ông Hiroshi Morita, Tổng Giám đốc bộ phận dệt may của nhà máy thương mại Nhật Bản, Itochu, nói.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.