Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (19/6 - 25/6): Điều chỉnh quy hoạch đô thị Bắc Ninh, chỉ đạo mới về cao tốc TP HCM - Mộc Bài và Gia Nghĩa - Chơn Thành

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đô thị Bắc Ninh; Phó Thủ tưởng có chỉ đạo liên quan đến cao tốc TP HCM - Mộc Bài và Gia Nghĩa - Chơn Thành; đề xuất đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú theo hình thức PPP... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.

Quảng Trị dự kiến đưa huyện Hải Lăng lên thị xã

Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040 , định hướng đến năm 2050.

Đến năm 2040, huyện Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh; phát triển huyện Hải Lăng trở thành TX Hải Lăng vào năm 2040, đạt đô thị loại IV.

Phát triển huyện Hải Lăng đạt đô thị loại IV, thành TX Hải Lăng bao gồm 8 phường (Diên Sanh, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Định, Hải Hưng, Hải An, Hải Khê, Hải Chánh) và 8 xã (Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Phong, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba, Hải Quy).

Khẩn trương hoàn thiện thẩm định cao tốc TP HCM - Mộc Bài, thống nhất phương án tài chính cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Để sớm hoàn thiện phương án sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các cao tốc TP HCM - Mộc Bài và cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, tại văn bản số 4593/VPCP-CN ngày 21/6/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo:

Về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư trong tháng 6/2023.

Đẩy nhanh phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án đường cao tốc. 

Về cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND TP HCM, UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương thống nhất phương án tài chính của dự án, trong đó xác định rõ cơ cấu vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn cho dự án.

Đề xuất đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú theo hình thức PPP

Lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1, theo phương thức PPP (hợp tác công tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

 Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. (Ảnh: Báo Thanh niên).

Theo đó, dự án có điểm đầu (Km0) giao với quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối (Km60+243,83), vượt qua vị trí giao cắt với quốc lộ 20 (tại khoảng Km 69 + 400 – quốc lộ 20) khoảng 200m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài dự án khoảng 60,24 km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú tỉnh Đồng Nai.

Hà Nội: Đường vành đai 4 qua quận Hà Đông đã hoàn thành 84% mặt bằng 

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua quận Hà Đông có chiều dài khoảng 5,5 km, với tổng diện tích đất phải GPMB là 68 ha, thuộc địa bàn 4 phường Phú Lãm, Phú Lương, Đồng Mai, Yên Nghĩa.

Thời gian qua, Quận ủy - UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đến nay, gần 84% phần diện tích đường đã được giải phóng xong.

Một đoạn vành đai 4 sẽ mở qua quận Hà Đông, TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ). 

Đến ngày 16/6, UBND quận đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đối với 56 ha đất nông nghiệp của 1.483 tổ chức, hộ gia đình nằm trong quy hoạch xây dựng tuyến đường vành đai 4, tổng số tiền phê duyệt là gần 727 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 84%.

Duyệt điều chỉnh quy hoạch đô thị Bắc Ninh đến năm 2045

Ngày 20/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là 5 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 49.137 ha. Thời hạn quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045.

 Một góc Bắc Ninh. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.

Uu tiên nguồn lực cho các dự án giao thông liên kết vùng Đông Nam Bộ

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh  vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch; trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai TP HCM ; đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặc biệt là cảng hàng không đầu mối của khu vực.

Đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải thủy chính của vùng; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị TP HCM. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.