Ảnh minh họa: (Nguồn: IVF Hồng Ngọc)
Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp sinh sản hiện đại, hỗ trợ cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn hoặc khó thụ thai.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn gọi là IVF, là kĩ thuật kết hợp noãn và tinh trùng tạo thành phôi ở ngoài cơ thể.
Thụ tinh trong ống nghiệm thường được áp dụng cho các trường hợp bị tắc vòi trứng hay vòi trứng thông yếu.
Trong trường hợp này, tinh trùng và trứng không thể gặp nhau trong cơ thể người phụ nữ do đường đi để tinh trùng và trứng gặp nhau bị tắc.
Người ta phải chọc hút trứng ra bên ngoài, cho tinh trùng và trứng gặp nhau và thụ tinh bên ngoài cơ thể. Sau khi được nuôi 2-5 ngày, phôi khỏe mạnh sẽ được đưa vào tử cung. Phôi sẽ bám vào tử cung và phát triển thành thai như bình thường
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung bác sĩ Bệnh Viện Chuyên Khoa Nam Học & Hiếm Muộn Việt Bỉ cho biết, theo thống kê của hiệp hội hỗ trợ sinh sản, trung bình ở Việt Nam có khoảng 20 - 30% các em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau nhiều năm nhưng không có con đều lựa chọn phương pháp này để có thể sinh con".
Ảnh minh họa. ( Nguồn: Ngoisao)
Xem thêm: Stress 'sát thủ' âm thầm gây vô sinh: Bớt căng thẳng, giảm công việc đi để có thời gian tạo em bé
Theo bác sĩ Dung, có nhiều cặp vợ chồng được chỉ định thụ tinh ống nghiệm sau khi thăm khám sức khỏe sinh sản cơ bản.
Nam giới thường được chỉ định thụ tinh ống nghiệm khi gặp vấn đề như xuất tinh không có tinh trùng, nhưng có thể tìm thấy tinh trùng bằng các thủ thuật khác.
"Ở nam giới, khi đi chữa vô sinh, khám nam khoa luôn có chỉ định kiểm tra tinh dịch đồ, kiểm tra xem tinh dịch ấy có tinh trùng hay không? Điều này thường được kiểm tra ít nhất 2 lần trở lên, đối với đối tượng nam giới kiểm tra không có tinh trùng" bác sĩ Dung cho hay.
Ngoài việc xuất tinh không có tinh trùng, ở một số trường hợp nam giới xuất tinh có tinh trùng nhưng tinh trùng ít và có nhiều dị tật, các cặp vợ chồng kết hôn nhiều năm nhưng không có thai, khả năng di động tinh trùng không nhiều đều buộc phải thụ tinh ống nghiệm.
Đối với nữ giới, thường sẽ có chỉ đinh thụ tinh ống nghiệm khi vòi trứng bị tắc kẽ 2 bên, trường hợp ứ dịch vòi trứng, trường hợp bệnh nhân đã cắt vòi trứng vì chửa ngoài tử cung, 80% các yếu tố liên quan là các vấn đề về vòi trứng.
Bên cạnh đó, các trường hợp nữ giới bị buồng trứng đa nang, trường hợp bơm tinh trùng thất bại từ 4 - 6 chu kì, có các yếu tố liên quan như bất thường về chức năng buồng trứng, bất thường về khả năng thụ tinh, hình thành phôi bơm cũng sẽ được thụ tinh ống nghiệm để tăng khả năng thụ thai.
Ảnh minh họa ( Lớp học tiền sản)
Theo bác sĩ Dung, sau kiểm tra xác định bệnh lí gây vô sinh hiếm muộn, các cặp vợ chồng sẽ được tư vấn làm các thủ thuật để thụ tinh ống nghiệm nếu không thể thụ thai tự nhiên hay thụ thai bằng biện pháp bơm tinh trùng.
Ở nam giới, các trường hợp xuất tinh không có tinh trùng sẽ làm các thủ thuật như chọc mào tinh, mổ để đưa mào tinh ra ngoài lấy tinh trùng, mở tinh hoàn để kiểm tra xem trong tinh hoàn có tinh trùng hay không.
Bác sĩ Dung cho biết: "Tinh trùng sau khi lấy ra đa phần được trữ đông lạnh, ít nhất là 2 cóng tinh trùng để lấy vật chất làm thụ tinh ống nghiệm, tinh trùng lấy từ thủ thuật xâm lấn sẽ là nguyên liệu để làm thụ tinh ống nghiệm.
Một số trường hợp xuất tinh có tinh trùng, nhưng tinh trùng ít, hình thái tinh trùng không tốt, có dị tật… dựa trên hình thái, tốc độ của tinh trùng, nam giới có thể xuất tinh tươi, sau khi chọc trứng người chồng có tinh thần thoải mái và lấy tinh trùng tươi ấy để thụ tinh ống nghiệm, hạn chế trữ đông lạnh."
Ở nữ giới các trường hợp gặp bệnh lí liên quan đến buồng trứng có thể mổ để mở thông, tuy nhiên tỉ lệ thành công ít và tỉ lệ tái phát tương đối cao, nên thụ tinh nhân tạo vẫn được xem là lựa chọn tốt để thụ thai.
Trường hợp nữ giới bị hiếm muộn nhiều năm, không thể tự thụ thai, sẽ được chọc hút trứng ra bên ngoài, cho tinh trùng và trứng gặp nhau, sau khi hình thành phôi sẽ được bơm trở lại tử cung của người mẹ.
Xem thêm: Cuộc hội ngộ của 100 em bé ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm