Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu nội dung phản ánh về hạ tầng hàng không

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu nội dung phản ánh của báo chí về lĩnh vực hàng không, trong đó có việc ồ ạt cấp phép các hãng bay mới khiến “miếng bánh khó chia vì quá nhỏ”.

Theo phản ánh của báo chí, trong khi các hãng bay lo ngại với áp lực hạ tầng hàng không như hiện tại thì việc ồ ạt cấp phép các hãng bay mới sẽ khiến “miếng bánh” slot khó chia vì quá nhỏ, Cục Hàng không Việt Nam lại cho rằng vẫn đủ để chia.

Bàn về giải pháp để gỡ nút thắt phát triển thị trường hàng không tại phiên chuyên đề IV, Diễn đàn cao cấp du lịch Việt Nam lần 2 diễn ra vào ngày 9/12 vừa qua, TS. Lương Hoài Nam - Chuyên gia giao thông nhìn nhận, ngành du lịch “cực chẳng đã” mới phải nói rằng hạ tầng sân bay là một trong những nút thắt với tăng trưởng du lịch. Bởi nếu không nhiều người sẽ cho rằng, họ “đùn đẩy” trách nhiệm sang hàng không.

“Tuy nhiên, chúng ta có 22 sân bay nhưng tổng công suất chỉ bằng 1 sân bay của Singapore, Thái Lan hay Malaysia. Như vậy, dĩ nhiên nút thắt lớn nhất nằm ở hạ tầng hàng không”- ông Nam thẳng thắn.

Ông Nam cho rằng để tháo gỡ nút thắt này, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy xã hội hoá đầu tư sân bay. Việc xã hội hoá đầu tư hàng không từ chủ trương đến hành động hiện nay chưa thực sự nhiều.

Trước vấn đề báo chí phản ánh, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xử lí.

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu nội dung phản ánh về hạ tầng hàng không - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa).

Hoàn thiện định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan, hoàn thiện "Định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2019; trong đó cần nêu rõ cơ sở pháp lý và các yêu cầu.

Cụ thể, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam không hạn chế xã hội hóa đầu tư, Điều 58 quy định "Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng”.

Vì vậy cần làm rõ các khuyến nghị của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) về nhà khai thác sân bay và các công trình khác trong cảng hàng không; tổng hợp kinh nghiệm về xã hội hóa đầu tư, quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay của một số nước trên thế giới.

Đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; làm rõ nhu cầu vốn đầu tư; dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư; kế hoạch đầu tư của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trên cơ sở năng lực tài chính (ACV chỉ nên tập trung vào các Cảng hàng không lớn như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Đà Nẵng, Cần Thơ...).

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất danh mục cảng hàng không kêu gọi đầu tư theo đúng Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13/9/2019 của Chính phủ.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.