Thủ tướng kết luận về hỗ trợ kinh phí cho đề án di dân ra khỏi Kinh thành Huế

Liên quan đến kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong đề án di dời dân ra khỏi Kinh thành Huế, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý và giao cho các bộ ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế rà soát, đề xuất.

Ngày 21/6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có kết luận thống nhất một số chủ trương phát triển kinh tế-xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh này, trong đó, có việc hỗ trợ kinh phí cho dự án di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế.

1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận tại buổi làm việc. (Ảnh: N. Minh).

Cụ thể, về việc hỗ trợ kinh phí còn thiếu cho dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế (giai đoạn 1), ngoài phần vốn dự kiến bố trí cho tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất, bố trí bổ sung thêm từ nguồn dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Đối với số vốn còn thiếu thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất việc sử dụng các nguồn vốn còn dư khác của ngân sách Trung ương như: nguồn vượt thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách Trung ương (nếu có) và nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hằng năm báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cân đối lại số tăng thu thực hiện so với dự toán ngân sách Trung ương giao từ tiền thuê đất hằng năm và sử dụng nguồn thu từ phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế trong 2 năm 2019 - 2020 để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án; trong đó, đảm bảo cân đối thực hiện công tác cải cách tiền lương theo đúng quy định.

3

Những ngôi nhà "sống treo" ở khu vực Thượng thành. (Ảnh: Khải Tuấn).

Mới đây, vào ngày 10/6, tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất Thủ tướng quan tâm đảm bảo nguồn lực để kịp thời thực hiện đề án.

Cụ thể, tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh đang tập trung nỗ lực để thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế. Dự kiến trong tháng 9 tới, tỉnh sẽ hoàn thành khu tái định cư và thực hiện di dời 523 trong số hơn 4.200 hộ "sống treo" tại các di tích Kinh thành Huế trong tháng 10/2019.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, kinh phí thực hiện giai đoạn 1 của đề án lên đến 1.880 tỉ đồng là quá lớn so với khả năng ngân sách địa phương. Vì vậy, tỉnh đề nghị Thủ tướng quan tâm phê duyệt bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2019 - 2020 và bố trí từ nguồn dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế, giúp tỉnh đảm bảo được nguồn lực để kịp thời thực hiện đề án.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, trong trường hợp không cân đối được kinh phí, Thủ tướng Chính phủ quan tâm bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu văn hóa của tỉnh 2 năm 2019 và 2020 hoặc cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với di sản quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2019 - 2020 theo Luật Di sản văn hóa.

Cụ thể, tỉnh được để lại và sử dụng toàn bộ nguồn thu phí di tích cho việc thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế và trùng tu di tích, không huy động 50% từ nguồn thu phí bán vé tham quan di tích để cân đối quỹ cải cách tiền lương...

Được biết, Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế được ra đời nhằm đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị di sản và ổn định cuộc sống cho hơn 1,5 vạn dân đang sinh sống tại khu vực I các di tích Kinh thành Huế.

Đồng thời, tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, bảo tồn kho tài nguyên văn hóa đồ sộ, đặc sắc tiêu biểu của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Sau khi thực hiện việc di dời sẽ cải tạo mặt bằng, trả lại nguyên trạng cho di tích và triển khai trùng tu, tôn tạo và bảo tồn di tích ở Kinh thành Huế. Sau đó, sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm để thu hút du khách như đi bộ ngắm cảnh trên di tích Thượng thành, đi thuyền dọc ở các hồ, sông ven Kinh thành…

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.