Thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện, lãnh đạo doanh nghiệp không đảm bảo cung ứng điện sẽ mất chức

“Tôi từng nói đơn vị nào, cơ quan chức năng nào không đảm bảo nguồn cung điện thì lãnh đạo sẽ mất chức”, Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội.

Chiều 8/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải trình trước Quốc hội thêm một số vấn đề liên quan tình hình cung cấp điện, một số dự án cung cấp điện chậm tiến độ và vấn đề nước sạch được dư luận quan tâm gần đây.

Người đứng đầu Chỉnh phủ nêu rõ quan điểm của Chính phủ không được để thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt, đồng thời đảm bảo cung cấp nước sạch cho đời sống nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu không được để thiếu điện

Về dự án điện Bạc Liêu, Thủ tướng cho biết đã có cuộc họp với các cấp ngành, nhất trí việc để Bạc Liệu xây dựng nhà máy điện khí không trái quy định. 

Nguyên nhân là trước đã có quy hoạch xây dựng nhà máy điện than 1.200 MW, nay xây dựng điện khí sẽ bổ sung ngay để tỉnh triển khai, và yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện, không được để chậm trễ.

thu-tuong-chinh-phu-nguyen-xuan-phuc-1573198705956642323484

Thủ tướng yêu cầu không được để thiếu điện. (Ảnh: Quochoi.vn).

Giải trình về dự án điện khí, Thủ tướng cho rằng đây là nhà máy điện sạch hơn các nhà máy điện khác rất nhiều. Ông khẳng định cơ quan quản lí phải đảm bảo lợi ích quốc gia, đưa ra mức giá rẻ cho người tiêu dùng.

"Tôi từng nói lãnh đạo đơn vị nào, cơ quan nào không đảm bảo nguồn cung điện thì sẽ mất chức chứ không bình thường. Tôi yêu cầu thực hiện đúng nhiệm vụ mà Thủ tướng giao, không để nước tới chân mới nhảy, không để thiếu điện. Chúng ta phải xây dựng nền năng lượng độc lập, tự chủ và hội nhập", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh cần phải đảm bảo cơ cấu nguồn điện cho phát triển. Điện hiện nay không chỉ là kinh tế mà ảnh hưởng rất nhiều mặt đời sống.

Theo đó, các cơ quan phụ trách phải đảm bảo chất lượng điện, đặc biệt là mức độ an toàn về điện cho người dân sử dụng hiệu quả.

"Việt Nam hiện vẫn là nước sử dụng điện lãng phí. Việc phối hợp thực hiện tiết kiệm vẫn chưa nghiêm túc. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương các cấp sử dụng điện tiết kiệm để đạt được sự bền vững", Thủ tướng nói.

Liên quan dự báo nguy cơ thiếu điện, tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ ngày 6-7/11, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đang đối diện nguy cơ thiếu điện rất lớn vào năm 2019-2020, kéo dài tới 2022-2023. 

Ông dự báo tình hình thiếu điện nguy cơ xảy ra tại vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ là rất lớn.

Ngoài ra, điều kiện bất lợi thời tiết với tính cực đoan cao, các thuỷ điện không đủ tích nước, Việt Nam đối mặt suy giảm thị trường năng lượng sơ cấp, khi dự báo sẽ phải nhập 20 triệu tấn than vào 2020 và tăng lên 35 triệu tấn than vào 2035. Nguồn khí cũng không đủ phục vụ phát điện cho dự án ở Đông Nam Bộ.

Thủ tướng yêu cầu quản lí an ninh nguồn nước

Ngoài điện, các đại biểu Quốc hội cũng quan tâm vấn đề nguồn cung nước sạch thời gian qua, nhất là việc người dân thủ đô gặp phải sự cố từ Công ty Nước sạch Sông Đà.

nguoi-dan-chung-cu-linh-dam2c-ha-noi-di-lay-nuoc-sach-_anh-ngoc-thang-2_zjxe

Thủ tướng yêu cầu phải làm tốt hơn công tác quy hoạch, quản lí an ninh nguồn nước. (Ảnh:TL).

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng có "dấu hiệu lợi ích nhóm", tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường nước sạch, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi người tiêu dùng và bộc lộ một lỗ hổng về an ninh quốc gia. 

Đại biểu đề xuất xử lí nghiêm vi phạm, hoàn thiện quy hoạch và đặt vấn đề có cần thiết xây dựng luật cung ứng nước sạch.

Từ ý kiến chất vấn về vấn đề nước sạch của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và một số đại biểu khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện đúng quy định trong Luật quản lí tài nguyên nước 2012.

Thủ tướng yêu cầu phải làm tốt hơn công tác quy hoạch, quản lí an ninh nguồn nước, đảm bảo an toàn cho người dân, tránh tình trạng nước bị nhiễm dầu như vừa qua. 

"Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người dân. Các đơn vị thực hiện đúng Luật quản lí tài nguyên nước đã ban hàn", Thủ tướng nhấn mạnh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.