Thuê đất công nghiệp ở TP HCM khó cỡ nào?

Tình trạng thiếu quỹ đất công nghiệp kéo dài nhiều năm, tiến độ cải thiện hạ tầng chậm, chi phí thuê cao, nhiều KCN đã hoạt động 10 - 20 năm và quy hoạch lỗi thời so với tiêu chuẩn hiện đại... là những yếu tố khiến doanh nghiệp đang dịch chuyển dần sang Bình Dương, Đồng Nai và Long An để thuê đất.

Nguồn: Avision Young Việt Nam.

Báo cáo vừa công bố của Avision Young Việt Nam cho thấy, trong quý III, TP HCM không có khu công nghiệp (KCN) mới nào được đưa vào hoạt động. Nguồn cung thị trường hiện có khoảng 5.000 ha diện tích đất tự nhiên.

Tình trạng thiếu quỹ đất cho sản xuất công nghiệp đã kéo dài nhiều năm, làm giảm lợi thế cạnh tranh của TP HCM, đặc biệt trong các dự án công nghệ cao.

Trong quý, Ban quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp TP HCM (HEPZA) đã đề xuất bổ sung 11 vị trí đất cho phát triển công nghiệp trong tương lai.

Việc cho thuê đất tại TP HCM gặp khó khăn do vấn đề pháp lý và quy hoạch, làm chậm quá trình thu hút đầu tư khi thành phố chỉ thu hút được 272 triệu USD vào các KCN trong 6 tháng đầu năm (tương ứng 49,45% kế hoạch).

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi 5 khu chế xuất và khu công nghiệp gồm Tân Thuận, Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái và Bình Chiểu, HEPZA đã làm việc với các tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Thuận để tìm quỹ đất di dời.

Trong đó, KCN Phước Đông (Tây Ninh) đề xuất dành 150 - 200 ha, Long An dự kiến dành 500 ha. TP HCM cũng quy hoạch 100 ha tại KCN Hiệp Phước (giai đoạn 3). Việc chuyển đổi sẽ tập trung vào công nghệ cao, logistics và khu công nghiệp sinh thái, hoàn thành vào năm 2025.

Hoạt động của các KCN tại TP HCM trong quý ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 5% giá thuê trung bình, lên 240 USD/m2/kỳ và tỷ lệ lấp đầy đạt 90%.

Tuy nhiên, nhiều KCN đã hoạt động 10 - 20 năm và quy hoạch lỗi thời so với tiêu chuẩn hiện đại, cần được rà soát và điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhu cầu thuê đất tăng cao từ các ngành sản xuất công nghệ cao, logistics, và thương mại điện tử, trong khi nguồn cung của khu vực hạn chế.

Do chi phí thuê cao và quỹ đất khan hiếm, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, và Long An.

Dù TP HCM vẫn giữ được lợi thế về hạ tầng giao thông và chính sách hỗ trợ đầu tư, nhưng tiến độ cải thiện hạ tầng còn chậm, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư. Các yếu tố toàn cầu như chuỗi cung ứng và chi phí nguyên liệu cũng khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với các hợp đồng thuê dài hạn. 

Avision Young dự báo, trong quý cuối năm, giá thuê đất tại TP HCM sẽ tăng nhẹ 2 - 4%, đặc biệt ở các khu vực ngoài trung tâm, nơi có tiềm năng phát triển hạ tầng và chi phí hợp lý. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Hậu sang tên đổi chủ, dự án cũ của Tân Hoàng Minh vẫn khó bán hàng
Hanoi Signature tiền thân là dự án D’. Palais de Louis của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã nhượng lại cho Ramond Holdings. Trong quý III, các căn hộ tại đây có giá trung bình 6.700 USD/m2, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt gần 20%. Theo Avision Young, các vấn đề pháp lý trước đây khiến cho dự án này khó tiếp cận khách hàng.