Tích hợp thông tin trên GPLX để quản lí tài xế, xử lí vi phạm

Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cải tiến GPLX được tích hợp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý đối với tài xế, đồng thời đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác cấp GPLX, phục vụ công tác quản lý lái xe và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
tich hop thong tin tren gplx de quan li tai xe xu li vi pham
(Ảnh minh họa: VnExpress).

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2019 - 2021 trong đó có vấn đề cấp GPLX.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông...; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải; đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách, hàng hoá sử dụng vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không...

Sớm hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông

Đáng chú ý là trong Nghị quyết 12, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT xây dựng và trình sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Được biết, năm 2018, Bộ GTVT đã có Dự thảo tờ trình Đề nghị xây dựng Luật giao thông đường bộ thay thế Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường thủy nội địa và các quy định pháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

Ban hành quy định bắt buộc chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình xây dựng lớn phải thiết kế phương án kết nối giao thông vào đường quốc lộ, đường chính trong đô thị, tính toán nhu cầu giao thông phát sinh của công trình, đảm bảo ATGT và không gây ùn tắc giao thông.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đã được phê duyệt; khẩn trương đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại và chuyển giao để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý, vận hành.

Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng được yêu cầu tăng cường.

Bộ GTVT cũng cần phối hợp với các bộ ngành khác để ban hành quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải và tổ chức giao thông.

Chính phủ cũng yêu cầu xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ vào năm 2020; đưa ra lộ trình cụ thể để xoá bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025, giảm tối thiểu 30% lối đi tự mở vào năm 2021; khẩn trương sửa chữa, bảo đảm an toàn đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Bộ GTVT được yêu cầu phối hợp với Hà Nội và TP HCM thực hiện các đề án đã được phê duyệt của hai thành phố về hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nhằm bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cải tiến Giấy phép điều khiển phương tiện giao thông được tích hợp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý đối với tài xế.

Việc cải tiến đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác cấp Giấy phép lái xe, phục vụ công tác quản lý lái xe và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Lắp camera giám sát, xử lí vi phạm giao thông trên toàn quốc

Trong Nghị quyết 12, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an lập đề án đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn cả nước.

Xây dựng và vận hành Trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông đảm bảo kết nối và xử lý dữ liệu camera từ các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ công tác bảo đảm an toàn giao thông gắn với an ninh trật tự; trước mắt đến năm 2020 triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP HCM và tiến tới triển khai trên toàn quốc từ năm 2022.

Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cũng như phương án sử dụng thiết bị ghi hình của các tổ chức được giao quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Về phía Bộ Y tế, Chính phủ yêu cầu xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, kiểm tra nồng độ cồn; tăng cường hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông...

Siết việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe

Trong Nghị quyết 12, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2021; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thuỷ nội địa; an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; đường thủy nội địa.

Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

Không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, huyện nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn mà nguyên nhân đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhưng chưa khắc phục (điểm đen về tai nạn giao thông, đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt...).

Phê duyệt chung cư cao tầng khi đáp ứng giao thông

Tại Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM khẩn trương hoàn thiện, cụ thể hóa đồ án Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng phương án quy hoạch không gian ngầm, mặt đất và không gian trên cao, trình Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch sử dụng các quỹ đất sau khi di dời các cơ quan trung ương, trường học, bệnh viện… khỏi khu vực nội thành, gắn với bố trí quĩ đất và hạ tầng phục vụ các cơ sở mới trước khi phải di dời ra khỏi khu vực nội thành.

Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương trên chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu và quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Ngoài ra, Hà Nội, và TP HCM cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là các trục hướng tâm, khép kín các đường vành đai, các dự án đường sắt đô thị.

Khẩn trương xây dựng trung tâm quản lí điều hành giao thông đô thị gắn với cơ sở dữ liệu kết nối toàn bộ hệ thống giám sát hành trình xe ô tô, camera giao thông, đèn tín hiệu giao thông trong đô thị trên các tuyến đường để quản lý điều hành giao thông, xử lý vi phạm; cung cấp thông tin trực tuyến và hướng dẫn tham gia giao thông; kết hợp bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 16) và 7 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách trong công tác bảo đảm trât tự an toàn giao thông (Nghị quyết số 88), công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đạt được những kết quả quan trọng, tai nạn giao thông liên tục giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Cụ thể, năm 2011, số người chết do tai nạn giao thông là 11.349 người thì năm 2014 đã giảm xuống dưới 9.000 người và năm 2018 giảm còn là 8.279 người.

Ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính cũng như tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM đã từng bước được kiềm chế trong điều kiện nhu cầu giao thông, số lượng phương tiện gia tăng nhanh, vượt xa tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng và năng lực vận tải công cộng.

Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 16 và Nghị quyết số 88 cho thấy, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng số người thương vong do tai nạn giao thông gây ra còn ở mức cao; ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, các đô thị loại 1, đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, TP HCM ngày càng trở nên phức tạp, có xu hướng lan rộng cả không gian và thời gian.

tich hop thong tin tren gplx de quan li tai xe xu li vi pham Vách ngăn xe taxi chống cướp bảo vệ tài xế hiệu quả nhất?

Theo TS Minh, vách ngăn xe taxi chống cướp là cách bảo vệ hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm an toàn cho ...

tich hop thong tin tren gplx de quan li tai xe xu li vi pham 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giờ ra sao?

Bộ GTVT thông tin về tiến độ 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

tich hop thong tin tren gplx de quan li tai xe xu li vi pham Vách ngăn xe taxi chống cướp được lắp thế nào?

Theo tìm hiểu, vách ngăn xe taxi chống cướp được làm từ mica cường lực và có thể thay đổi phù hợp với một số ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.