Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua

Trong 10 năm qua, nhiều tuyến cao tốc kết nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc đã được xây dựng.
Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 1.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 1.

Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được xây dựng từ năm 1998, hoàn thành vào năm 2002. Thời điểm này, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được gọi là "đường khai thác theo tốc độ cao". Năm 2013, đề xuất nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ lên thành đường cao tốc được chấp thuận.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 2.

Hình ảnh điểm đầu của cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ở nút giao Pháp Vân - đường Vành đai 3.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 3.

Dự án này dài 29 km, điểm đầu ở nút giao Pháp Vân - Vành đai 3, điểm cuối kết nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 4.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được nâng cấp thành cao tốc 6 làn xe và khánh thành đầu năm 2019, tổng mức đầu tư là 6.731 tỷ đồng.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 5.

Pháp Vân - Cầu Giẽ là cao tốc có lượng xe qua lại lớn nhất so với các tuyến cao tốc kết nối với thủ đô. Hàng ngày cao tốc này đón trên 50.000 lượt xe; doanh thu khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 6.

Hình ảnh nâng cấp tuyến cao tốc này lên 6 làn xe chụp năm 2019.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 8.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 7.

Đường Hòa Lạc - Hòa Bình có diểm đầu tại Km0 tại nút giao Hòa Lạc (giữa Đại Lộ Thăng Long và QL21, lý trình Km17+850 - QL21); Điểm đầu xây dựng tại Km6+680 - vị trí tách đường Hoà Lạc - Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 8.

Điểm cuối tại Km32+367 (tương ứng Km67+510 - QL6, thuộc xã Trung Minh, TP Hòa Bình. Tổng chiều dài đầu tư 25,69km; trong đó đoạn thuộc địa phận thành phố Hà Nội dài 6,37 km, địa phận tỉnh Hòa Bình dài 19,32 km. Tuyến đường này thông xe ngày 10/10/2018.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 9.

Tuyến đường Hoà Lạc - Hòa Bình nằm trong dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với 6 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng. Giai đoạn đầu, dự án xây dựng đường cấp 3 đồng bằng, sau này khi phương tiện tăng cao sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cấp quốc lộ thành chuẩn cao tốc với 6 làn xe, tốc độ tối đa 120 km/h.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 10.

Dự án do liên danh Tổng công ty 36 - Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 13.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 11.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội); điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng); có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đầu tư.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 12.

Dự án này được khởi công vào năm 2008, thông xe năm 2015, chủ đầu tư đã giải phóng 1.430 ha đất, bao gồm 115 ha đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp liên quan 47.000 hộ dân; xây dựng 39 khu tái định cư cho 2.600 hộ dân.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 13.

Hình ảnh đường cao tốc đi qua KĐT Vinhomes Ocean Park.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 14.

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại. Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 18.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 15.

Cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Nội Bài - Lào Cai) thông xe năm 2014, có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Với chiều dài kỷ lục, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai có 120 cây cầu lớn nhỏ, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá và hoàn thành sau 5 năm triển khai.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 16.

Tuyến đường được khai thác sẽ rút ngắn thời gian đi lại suốt tuyến từ 7 giờ trước đây xuống còn 3,5 giờ.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 17.

Dự án này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h. Trong ảnh: Lối vào cao tốc trên QL2.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 18.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 19.

Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 24.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 24.

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài khoảng 45,8 Km, điểm đầu tại lý trình Km113+985, QL1 (nút giao QL31) thuộc địa phận TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và điểm cuối dự án tại lý trình Km159+100, QL1 (vị trí trạm thu phí Phù Đồng cũ) thuộc địa phận Huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 25.

Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 100Km/h. Dự án xây dựng 3 cầu vượt ngang trên tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ là cầu vượt QL37 (cầu vượt Đình Trám), cầu vượt tỉnh lộ 398, cầu vượt Hùng Vương được thiết kế với quy mô vĩnh cửu...

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 26.

Dự án thông xe vào tháng 1/2016 sau hơn 2 năm xây dựng.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 27.

Để hoàn vốn, Dự án xây dựng 1 trạm thu phí hở tại lý trình Km 152+080 Quốc lộ 1 thuộc xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với 8 làn xe công nghệ 1 dừng có thể nâng cấp lên không dừng.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 28.

Dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lạng Sơn và ngược lại, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, cải thiện điều kiện khai thác, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn Hạ Nội - Bắc Giang.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 6: Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 30.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 29.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 6.600 tỷ đồng và vốn đối ứng Việt Nam là 3.340 tỷ đồng.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 30.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km qua ba địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, với 18 cầu trên tuyến chính với tổng chiều dài 2,7 km, 15 cầu vượt đường ngang.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 31.

Quy mô bề rộng nền đường là 34,5m; trong đó đoạn Ninh Hiệp-Sóc Sơn dài 26,9 km có bề rộng mặt đường là 21m với 4 làn xe chạy và 2 làn xe dừng khẩn cấp; đoạn Sóc Sơn - Thái Nguyên dài gần 37 km có bề rộng mặt đường 18m với 4 làn xe chạy.

Toàn cảnh các tuyến cao tốc kết nối Thủ đô hình thành 10 năm qua - Ảnh 32.

Dự án được chia thành 4 gói thầu xây lắp chính (PK1A dài 7km từ Gia Lâm-Đông Anh, PK1B dài 10,8km từ Đông Anh-Yên Phong, PK1C dài 9 km từ Yên Phong-Sóc Sơn và PK2 dài 34,4km từ Sóc Sơn – Thái Nguyên), thông xe vào tháng 1/2014.