Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 24/1: Hàng loạt bị cáo khóc xin giảm nhẹ hình phạt

Ngày 24/1, Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo tiếp tục bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tại tòa, các bị cáo là giám đốc “bù nhìn” đã khóc nức nở khi trình bày phần bào chữa của mình.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 241 hang loat bi cao khoc nuc no tai toa xin giam nhe hinh phat
Trầm Bê tại tòa. Ảnh: Ngọc Hoa

Hàng loạt giám đốc “bù nhìn” khóc nức nở tại tòa

Sáng 24/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục xét xử với phần bào chữa của các luật sư. Theo đó, các luật sư lần lượt trình bày các quan điểm và những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Các luật sư bào chữa cho nhóm giám đốc “bù nhìn” là thuộc cấp của Phạm Công Danh cho rằng, vai trò của các bị cáo là mờ nhạt, thụ động, các bị cáo làm theo chỉ đạo cấp trên, chỉ đứng tên làm giám đốc công ty mà không biết công ty gì; Các bị cáo không sử dụng con dấu, không tham gia soạn thảo bất cứ văn bản gì, không biết trụ sở công ty ở đâu, công ty có kinh doanh hay không… Đồng thời, các luật sư xin HĐXX xem xét cho các thân chủ của mình bởi các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn hối cải, gia đình có công với cách mạng, hoàn cảnh khó khăn,..

Trình bày tại tòa, bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyên GĐ Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát) cho biết không được chỉ đạo trực tiếp từ Phạm Công Danh, bị cáo chỉ là nhân viên của Thiên Thanh, bị cáo không được hưởng lợi. Quá trình điều tra bị cáo cũng hợp tác với cơ quan điều tra, bản thân bị cáo cũng đang bị bệnh. Do không hiểu biết pháp luật nhiều nên mới sai phạm.

Về phần các số tiền vay, bị cáo không sử dụng nên mong HĐXX thu hồi của những người đã sử dụng. Tuấn xin HĐXX xem xét để có điều kiện chăm sóc gia đình và bản thân.

Một số luật sư cho rằng mức án mà VKS đề nghị với thân chủ của họ là quá cao, chưa đánh giá đúng vai trò của từng bị cáo trong vụ án.

Cũng tại phiên tòa, khi được phép tự bào chữa cho mình, các bị cáo Hồ Thị Đi (nguyên GĐ công ty Hương Việt), Nguyễn Tấn Thành (nguyên GĐ Công ty Thành Trí), Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên GĐ Công ty TM&DV Hương Việt), Đặng Thị Bích Thủy (nguyên PGĐ khối KHDN, GĐ Trung tâm kinh doanh Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong) khóc nức nở mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.

“Bị cáo xin HĐXX xem xét vì không được hưởng lợi gì. Gia đình bị cáo có nhiều người có công với cách mạng nên xin HĐXX áp dụng, giảm cho 1 phần hình phạt”, bị cáo Nguyễn Tấn Thành thực hiện quyền tự bào chữa ở tòa rồi bật khóc.

Khóc tại tòa, bị cáo Thủy trình bày rằng, bị cáo không biết mục đích gì trong giao dịch này, không biết một ai tại VNCB và công ty phát hành trái phiếu.

Bị cáo mong HĐXX khi xem xét hành vi của bị cáo. Trong quá trình cho vay bị cáo có sai sót nhất định và bị cáo đã khai nhận. Hoàn cảnh của bị cáo vô cùng khó khăn, con bị cáo bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ cần sự chăm sóc của bị cáo. Bị cáo luôn thượng tôn pháp luật, chỉ làm với mục đích duy nhất vì nghĩ rằng đây là món vay an toàn và có lợi ích cho TPBank.

Bị cáo xin lỗi những giám đốc công ty mà bị cáo giới thiệu để vướng vào lao lý. Mong HĐXX xem xét cho họ để họ sớm quay về xã hội.

Trầm Bê không đồng phạm với Phạm Công Danh?

Trong vụ án, có 3 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trầm Bê. Trình bày trong phần tranh luận chiều 24/1, 3 luật sư này đều cho rằng, ông Trầm Bê không đồng phạm với Phạm Công Danh.

Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng và Trần Quốc Khánh đều cho biết, Phạm Công Danh đến Sacombank để đặt vấn đề vay vốn, nhưng cáo trạng quy kết bị cáo Trầm Bê chủ động liên lạc với Danh để cho vay tiền là không đúng.

Ông Trầm Bê không trực tiếp làm hồ sơ vay vốn mà chỉ phê duyệt cho vay. Trầm Bê không biết mục đích vay tiền của 6 công ty được Danh giới thiệu. Việc Sacombank nhận tài sản bảo đảm để duyệt cho 6 công ty vay vốn tại nhà băng này là đúng quy định nên không thể cáo buộc Trầm Bê là đồng phạm giúp sức.

“Trước thời điểm Ông Danh đến gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề giới thiệu khách hàng vay tiền tại Sacombank, ông Bê hoàn toàn không biết gì về mục đích sử dụng tiền vay của 6 Công ty, cũng như tình trạng thanh khoản nguy cấp của VNCB do Phạm Công Danh làm Chủ tịch, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể buộc ông Trầm Bê vì sự ngay tình khi tham gia giao dịch phải cùng gánh chịu trách nhiệm trước pháp luật như những người đã có dự tính từ trước.

Khi ông Bê đồng ý về chủ trương cho 6 Công ty do Phạm Công Danh giới thiệu vay tiền tại Sacombank, Ông Bê luôn đưa ra điều kiện là phải có tài sản bảo đảm bằng tiền gửi hoặc bất động sản có giá trị, còn nếu là tài sản của VNCB thì phải có Nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị chấp thuận về việc bảo lãnh thì hồ sơ vay mới được xem xét”, luật sưu Khánh trình bày.

Theo luật sư Khánh, quan hệ giữa ông Bê và ông Danh chỉ là quan hệ giữa hai doanh nhân là chủ của hai pháp nhân kinh doanh độc lập và không đồng nhất về mặt lợi ích nên khi đưa Phạm Công Danh xuống gặp Tổng Giám Đốc Phan Huy Khang để triển khai các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật và quy định của Sacombank đối với 6 Công ty vay tiền.

Ông Trầm Bê hoàn toàn không có bất cứ hành động chỉ đạo, thúc ép hoặc gây áp lực nào nhằm buộc các thuộc cấp phải cho 6 Công ty này vay tiền bằng mọi giá. Đồng thời, ông Trầm Bê cũng không được hưởng hay nhận bất cứ khoản lợi ích vật chất nào từ ông Danh, VNCB hay các Công ty vay tiền…

Trình bày tại tòa, luật sư Khánh cho rằng trong vụ án, không thể bỏ qua trách nhiệm của Tổ giám sát NHNN.

“Khi chuyển tiền của VNCB từ Sở Giao Dịch Ngân hàng Nhà Nước về Sacombank: Chi nhánh Hưng Đạo và Chi nhánh Quận 8, Phan Thành Mai có lập “Tờ trình xin ý kiến của Tổ Giám Sát” và đã được ký. Nếu hành vi của ông Phạm Công Danh cùng thuộc cấp bị cáo buộc là: “Cố ý làm trái…” đối với khoản bảo lãnh cho 6 công ty vay: 1.800 tỷ đồng tại Sacombank gây thiệt hại cho VNCB thì cũng không thể bỏ qua trách nhiệm pháp lý của Tổ Giám Sát này. Bởi nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì liệu có chuyện chuyển tiền như trên được không?”, luật sư cho biết.

Về mặt dân sự, đại diện VKS đề nghị giải tỏa kê biên căn nhà trện đường An Dương Vương (quận Bình Tân), luật sư Phạm Đức Trung đề nghị HĐXX xem xét giải tòa kê biên căn nhà còn lại của Trầm Bê trên đường Hồng Bàng, quận 6, TP HCM.

Tham gia phần tranh luận, bị cáo Trầm Bê đồng ý với phần bào chữa của các luật sư. Ngoài ra, ông Trầm Bê cho rằng, việc ông cho Phạm Công Danh vay là đúng theo quy định. Mặc dù quan hệ giữa ông Trầm Bê và ông Danh là bạn bè nhưng khi cho vay, Trầm Bê xem Phạm Công Danh như một khách hàng của ngân hàng.

Trầm Bê cũng cho biết, trong suốt 10 năm ông làm trong lĩnh vực ngân hàng chưa hề sai phạm lỗi gì, về hành vi trong vụ án này ông xin nhận. Ông cũng đã có nhiều đóng góp cho xã hội nên mong HĐXX xem xét cho ông hưởng khoan hồng của pháp luật.

Bên cạnh đó, Trầm Bê cũng xin HĐXX xem xét cho thuộc cấp của ông là Phan Huy Khang được giảm nhẹ hình phạt.

Cũng tại phiên tòa, bị cáo Phan Huy Khang cho biết, việc bị cáo tiếp xúc, trao đổi làm với ông Danh là đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc điều hành ngân hàng. Trong khi đó, bị cáo có báo lại ông Trầm Bê, bị cáo hoàn không có bàn bạc việc sai trái, bị cáo chỉ thực hiện đúng chức năng nhệm vụ.

Bị cáo Khang cũng mong HĐXX, VKS xem xét cho bị cáo mức hình hạt nhẹ nhất.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 241 hang loat bi cao khoc nuc no tai toa xin giam nhe hinh phat Vụ án Phạm Công Danh: Ông Trầm Bê xin giảm nhẹ tội cho thuộc cấp

Sau khi trình bày phần tự bào chữa cho mình, Trầm Bê mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Phan Huy Khang.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.