Toyota chưa được thông quan ôtô nhập từ Indonesia do khai báo sai

Theo quy định tại Nghị định 116/NĐ-CP, không có xe ôtô nhập khẩu theo diện để nghiên cứu. Do đó, Hải quan cho rằng, việc Toyota vẫn mở tờ khai hải quan nhập 3 chiếc ô tô từ Indonesia theo loại hình A11 (nhập kinh doanh) nhưng để nghiên cứu bắt buộc vẫn phải thực hiện đăng kiểm theo quy định.
toyota chua duoc thong quan oto nhap tu indonesia do khai bao sai
Toyota Rush 2018 được giới thiệu tại Indonesia đầu tháng 1 vừa qua

Ngày 27/3, trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Cục Hải quan Hải phòng) cho biết, Toyota Việt Nam vẫn đang tiếp tục kiến nghị, làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng để tìm cách tháo gỡ vướng mắc trong việc nhập khẩu 3 ôtô nguyên chiếc từ Indonesia. Theo đó, 3 chiếc xe này là dòng Toyota Rush S và Toyota Rush G, sản xuất năm 2018.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, mới đây, Công ty Toyota Việt Nam mở tờ khai hải quan tại đơn vị nhập khẩu 3 ô tô nguyên chiếc như trên từ Indonesia. Quá trình làm thủ tục, doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy phép nhập khẩu do Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP, loại hình A11 (nhập kinh doanh).

Doanh nghiệp lấy lý do nhập 3 xe trên với mục đích nghiên cứu, sau đó sẽ tiêu hủy, không phục vụ mục đích kinh doanh nên không thực hiện đăng kiểm.

Đầu tháng 1/2018, Toyota công bố chi tiết giá bán “tiểu Fortuner” Rush mới tại thị trường Indonesia với mức khởi điểm từ 17.800 USD.

Rush 2018 được giới thiệu vào tháng 11 năm ngoái tại đất nước vạn đảo cùng người anh em song sinh Daihatsu Terios. Mẫu SUV 7 chỗ này sẽ có 4 phiên bản đi kèm giá bán từ 17.800 USD đến 19.500 USD.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 116, để hoàn tất thủ tục nhập khẩu và thông quan lô hàng theo loại hình kinh doanh, Toyota Việt Nam phải thực hiện đăng kiểm và xuất trình kết quả đăng kiểm cho cơ quan Hải quan.

Theo ông Thanh, để tạo thuận lợi cho công ty, đơn vị đã tư vấn cho doanh nghiệp nếu nhập với mục đích nghiên cứu, doanh nghiệp có thể mở tờ khai tạm nhập sau đó tái xuất phương tiện, như vậy, theo quy định doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện đăng kiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không đồng tình với phương án do cơ quan Hải quan đưa ra và vẫn muốn thực hiện nhập khẩu theo loại hình A11 (nhập kinh doanh), sau khi nghiên cứu sẽ tiêu hủy.

Hiện tại, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ đã cho Toyota Việt Nam mang xe về bản quản. “Theo quy định của Nghị định 116, để được nhập khẩu xe, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu ô tô do Bộ Công Thương cấp, Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA). Trừ các trường hợp nhập xe theo diện hàng viện trợ, hàng an ninh quốc phòng doanh nghiệp mới không cần VTA” , bà Hoàng Thị Ngọc An, Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ cho biết thêm.

Theo bà An, kể cả nhập nghiên cứu, Toyota Việt Nam vẫn phải kê khai và nộp các khoản thuế khác theo quy định.

Trong khi đó, đại diện Toyota Việt Nam vẫn khẳng định nhập xe chỉ để nghiên cứu, không bán nên đang tiếp tục kiến nghị không cần giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA).

Do ảnh hưởng của Nghị định 116, từ đầu năm tới 22/3, cả nước chỉ có 2.397 ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi nhập về, tổng kim ngạch khoảng 52 triệu USD. Trong đó, khoảng 2.000 chiếc là xe Honda nhập từ Thái Lan, còn lại số ít nhập từ Indonesia, Hoa Kỳ.

Chiều 21/3, Toyota Việt Nam phát thông báo về 2 đợt triệu hồi với số lượng hàng chục nghìn xe liên quan đến lỗi túi khí Takata và lỗi cảm biến túi khí khiến túi khí không bung.

Lần triệu hồi này gây chú ý với người tiêu dùng Việt Nam khi Toyota Việt Nam công bố lỗi cảm biến túi khí khiến túi khí không bung trên 3.526 xe Toyota và Lexus.

Nhà sản xuất này thừa nhận do lỗi trong dây chuyền sản xuất, lớp cách điện của chíp xử lý (IC chip) nằm trong cảm biến túi khí có thể bị bong ra sau một thời gian sử dụng gây nên hiện tượng hở mạch điện bên trong của chíp xử lý làm cho cảm biến túi khí phía trước hoặc bên hông không hoạt động đúng chức năng.

Với các xe nằm trong diện ảnh hưởng, khi cảm biến túi khí gặp lỗi này sẽ làm đèn cảnh báo túi khí bật sáng trên bảng điều khiển (táp lô). Trong trường hợp xe xảy ra va chạm (tai nạn), túi khí có thể không được kích hoạt và làm mất tác dụng của túi khí.

Toyota Việt Nam (TMV) khẳng định, đối với những vụ tai nạn liên quan đến túi khí không bung trên xe Toyota trong thời gian vừa qua, TMV không thể đưa ra bất cứ kết luận gì khi không tiến hành xác minh thực tế. Với những xe nằm trong diện ảnh hưởng, việc đầu tiên sẽ tiến hành kiểm tra và thay thế nếu cần.

Cũng theo TMV, đến nay, Toyota Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tai nạn nào liên quan đến lỗi này. TMV sẽ thay thế cảm biến túi khí hư hỏng cho tất cả các xe nằm trong diện ảnh hưởng, bắt đầu từ ngày 22/3/2018.

Trước đó, nhiều khách hàng sử dụng xe Toyota phản ánh về việc túi khí trước không bung khi bị tai nạn, dù phần đầu xe dập nát nặng. Các đại lý TMV từng gặp các trường hợp khách hàng đi Fortuner, Innova, Altis, Camry vào xưởng sửa chữa và khiếu nại vì xe gặp nạn nhưng túi khí không bung. Hãng đã tiến hành kiểm tra nhưng hệ thống túi khí không có lỗi.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.