Trải nghiệm của em bé Việt ở lớp học trong rừng Nauy


"Trong rừng, có đứa thích leo cây, có đứa thích bắt ốc sên, hay trượt trên cỏ, nhặt nhạnh cành củi khô, đi tìm nấm", chị Linh Phan kể. 

Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Linh Phan, tác giả cuốn sách "Làm mẹ ở Bắc Âu" về những trải nghiệm đặc biệt khi chứng kiến cậu con trai 5 tuổi ở lớp học không tường, không giáo án tại Na Uy.

"Mẹ ơi, đây là bồn tắm của con đấy"- bé Ốc vừa nói to vừa chỉ tay vào một cái hố tự nhiên ở giữa đồng cỏ vắt ngang đồi, nơi con cắm trại và có lớp học trong rừng suốt một tuần liền.

Forest school (trường học trong rừng) thực sự truyền cảm hứng cho Ốc, và tất nhiên cho cả những người mẹ vốn có chút "thiếu hụt thiên nhiên" suốt cả thời tuổi trẻ như mình. Từ bãi đỗ xe, mình phải đi bộ thêm gần 2km nữa mới vào sâu tới chỗ rừng đồi nơi Ốc học.

Ở Nauy, trẻ em dành nhiều thời gian chơi ở ngoài trời bất kể thời tiết. Trẻ học tập tích cực thông qua những trò chơi. Các em mơ ước và thực hiện những ước mơ của mình thông qua việc khám phá thiên nhiên.

Trẻ được phép tự do đi lang thang và tìm hiểu những gì mình muốn. Các em leo lên ngọn cây thông hay tự đào những chiếc hố, lăn tròn cùng nhau ở lưng chừng đồi. Trẻ có thể đi xa, trốn đằng sau gốc cây nhưng dường như giáo viên không quá lo lắng - bởi họ biết rằng chúng sẽ trở lại. Họ lý giải rằng "Trẻ cần khám phá và cần thời gian để tận hưởng thiên nhiên lẫn có sự phân tích và suy nghĩ của riêng mình".

Những đứa trẻ rất hòa đồng với nhau và khi nói chuyện, chúng đặc biệt luôn nhìn vào mắt nhau. Ngôn ngữ dường như không phải là rào cản mặc dù có nhiều màu da và màu tóc khác nhau trong cùng một lớp. Giữa không gian rừng núi, trẻ có thể nhìn thấy nhau, nói cho nhau nghe và nghe cả những âm thanh của thiên nhiên.

Tất nhiên, sẽ không có đồ chơi trong rừng như một nhà trẻ "bình thường". Có đứa trẻ thích leo cây, có đứa thích bắt ốc sên, có đứa thích trượt trên cỏ, có đứa thích nhặt nhạnh cành củi khô hay đi tìm nấm. Các thầy cô giáo chỉ chuẩn bị 2 lều trại lớn dựng lên để đồ đạc, quần áo, balo - một chiếc võng và vài đoạn dây thừng vắt ngang thân cây để trẻ chơi trò thăng bằng hay đu dây. Còn lại, cả khu rừng vừa là chỗ chơi, vừa là chỗ học.

Đứa bé nào cũng đắm mình trong thiên nhiên. Chúng được dạy loại quả nào có thể ăn được và an toàn. Đứa nào cũng thích những loại côn trùng: giun, dế, bọ, bướm, ếch... và học về chúng.

trai nghiem cua em be viet o lop hoc trong rung nauy
Trong khi nhiều bạn khác thích leo cây, bắt ốc sên, bé Ốc thích hái nấm khi vào lớp học trong rừng. Ảnh: NVCC.

Ốc thích nhất tìm nấm và nghiên cứu kiến. Con nằm rạp ra đất để xem kiến, nhặt chúng lên và còn biết sử dụng một cành cây để cho kiến bò lên và nhìn rõ hơn.

Mỗi em bé mang trong balo một hộp cơm trưa, một chút đồ ăn ngọt để có thêm năng lượng cho cả ngày đi lang thang trong rừng, một tấm xốp nhỏ để ngồi, một bình nước, một đôi găng tay, một chiếc mũ. Bữa trưa mỗi đứa tự lấy tấm ngồi ra ngồi, tự ăn phần ăn của mình.

Ở lớp học này, sự truyền đạt một kiến thức cụ thể và hệ thống không phải là ưu tiên hàng đầu. Sự ưu tiên nằm ở việc nuôi dưỡng con tâm hồn - giúp những đứa trẻ phát triển tài năng và khả năng tự nhiên của chúng.

Những giáo viên không phải lúc nào cũng vội giúp đỡ trẻ. Họ phải dừng lại chờ đợi, phải để trẻ tự vượt qua những vấn đề của mình và tự rút ra bài học từ những trải nghiệm đó - để có được khả năng quan sát, sức mạnh thể chất, sự cân bằng, lòng trắc ẩn và sự phối hợp nhóm một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất.

Đứng ngoài quan sát, cảm giác các thầy cô dường như dạy dỗ trẻ rất nhiều mà không cần phải dạy chúng gì cả. Một bạn trong lớp hỏi thầy về giun và từ đó nảy sinh một cuộc trò chuyện về môi trường sống, động vật ăn thịt và con mồi. Để rồi kết thúc, lũ trẻ nói rằng chúng quan sát thấy những con chuột hình như thích ăn các loại bánh.

Ấn tượng hơn tất cả, những người giáo viên không có một lời chỉ trích hay phán xét các hành vi của tụi nhỏ. Càng tuyệt đối không bao giờ cao giọng. Không khí luôn hòa nhã và vui vẻ.

Triết lý của forest school là kết nối trẻ em với thiên nhiên, hướng vào trẻ em và chương trình học là tạo ra một môi trường thư giãn và vui vẻ giúp việc học có ý nghĩa hơn. Mỗi tuần, các bé sẽ được trường đưa vào rừng 2 ngày nhưng cứ khoảng 2 tháng các con sẽ vào rừng 5 ngày trong tuần bằng xe bus của trường. Ngày cuối, bố mẹ phải đến tận rừng đón con và tham dự tiệc nhẹ dành cho phụ huynh.

Chưa bàn tới trẻ sẽ phát triển thể chất, xã hội và tinh thần như thế nào, nhưng có một điều tôi chắc chắn là các bé thực sự rất hạnh phúc, tràn đầy sức sống và tiếng cười.

XEM THÊM

trai nghiem cua em be viet o lop hoc trong rung nauy Mẹ đừng suốt ngày cho con... 'lên mây'

Từ bé đến giờ, trong các câu chuyện của mẹ với bạn bè, họ hàng đều có hình ảnh của con. Lúc nào mẹ cũng ...

trai nghiem cua em be viet o lop hoc trong rung nauy Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục?

Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục? Cùng trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện ...

trai nghiem cua em be viet o lop hoc trong rung nauy Cho con đi nhà trẻ sớm, ăn 3 bữa ở trường, tôi ‘nhàn thân’ hơn rất nhiều

Tôi vốn theo quan điểm “mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc” nên dù ai nói ngả nói nghiêng, dù có chỉ trích tôi ...

trai nghiem cua em be viet o lop hoc trong rung nauy 10 dấu hiệu thông minh của trẻ 1-10 tuổi

Nếu sơ sinh, trẻ có đầu to hơn bình thường; ở tuổi lên 3, trẻ cao hơn các bạn; ở tuổi lên 5, bé biết ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.