Tràn lan lấn lòng sông Tô Lịch, dựng nhà trái phép

Bờ sông Tô Lịch đoạn đầu cầu Giường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) mọc lên nhiều nhà khung thép, lợp mái tôn rất kiên cố, có diện tích hàng trăm m2 nằm trên lòng sông. Có điểm vừa mới được cơi nới, mỗi gian có diện tích khoảng 40 - 50m2.
Tràn lan lấn lòng sông Tô Lịch, dựng nhà trái phép - Ảnh 1.

Các hộ dân tự ý lấn chiếm, kè gạch đắp đất lấn chiếm lòng sông Tô Lịch tại huyện Thường Tín

Một cán bộ lão thành của xã Duyên Thái cho biết: Khu vực đầu cầu chợ Giường vốn là bãi sông rất rộng, trong thời gian dài do UBND xã Duyên Thái và Xí nghiệp thủy nông Hồng Vân (nay thuộc Cty TNHH MTV Phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ) buông lỏng quản nên một số hộ đã “nhảy dù” lấn chiếm. Việc này diễn ra từ nhiều năm trước và đến nay vẫn diễn ra công khai.

Từ năm 2008, bờ sông Tô Lịch đã được kè đá đến khu vực cầu Giường. Theo phản ánh của người dân, có nhiều hộ lấn chiếm đất ở bờ sông cá biệt có hộ ông Nguyễn Văn Xuân lấn chiếm hơn 300m2 lòng sông Tô Lịch, phía dưới kè gạch đá, phía trên đổ đất, dựng nhà khung sắt, lợp mái tôn. 

Tuy nhiên, tại biên bản kiểm tra hiện trạng được Đội Quản trật tự xây dựng đô thị huyện Thường Tín phối hợp với UBND xã Duyên Thái và xí nghiệp Thủy lợi Hồng Vân lập ngày 12/10/2019, tại khu đầu cầu chợ Giường (Phúc Am, Duyên Thái) chỉ xác định công trình vi phạm có hiện trạng nền đổ bê tông, dựng khung sắt, lợp tôn chiều bám đường 7,3m, chiều rộng 5,5m, diện tích khoảng 42m2.

Ngày 6/1, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Thái cho biết, khi người dân có ý kiến, UBND xã Duyên Thái đã tổ chức họp lần 3 để giải quyết tình trạng trên. Đến nay, UBND xã đã vận động người dân tháo dỡ 1 phần. “Trước tiên chúng tôi tuyên truyền vận động để người dân tự tháo dỡ. Nếu sau tết còn cố tình UBND xã sẽ tiến hành cưỡng chế, cho xe cẩu múc luôn cả đất đi”, ông Hùng nói.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.