Y văn cắt nghĩa hiện trạng nguy hiểm này như sau: Khi trời trở lạnh, người ta rất khó giữ thân nhiệt. Tình trạng sụt giảm nhiệt độ bên trong cơ thể rất nguy hiểm cho những bệnh nhân tim mạch. Họ có thể bị rêm hay đau thắt ngực khi tiếp xúc với thời tiết lạnh. Trên thực tế, mùa đông là thời điểm những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim dễ bị tổn thương nhất.
Theo các bác sĩ, trong mùa đông các bệnh nhân tuyệt đối không được phớt lờ những cảm giác khó chịu ở ngực, xuất hạn nhiều, đau ở cổ, cánh tay, hàm và vai hoặc khó thở, bởi đây là những triệu chứng chính của các cơn suy tim. Tình trạng hiểm nghèo này được cắt nghĩa chi tiết hơn như sau. Lý do chính khiến bệnh tim tăng cao vào mùa đông là do tăng huyết áp.
Tiết lạnh khiến các động mạch dễ bị tắc nghẽn, do đó tim phải nỗ lực nhiều hơn trong vận động bơm máu. Mùa đông cũng có xu hướng làm tăng mức độ của một số protein trong máu, nên nguy cơ máu bị đông càng cao. Nhiều cơn đau tim còn do hạ thân nhiệt, tức nhiệt độ cơ thể bị sụt thấp bất thường, dẫn đến suy tim.
Tiến sĩ Dhall thuộc công trình nghiên cứu còn bổ sung thêm một lý do nữa. Theo bà, thời tiết giá rét là cơ hội cho khói bụi và các chất ô nhiễm sà sà lắng sát mặt đất, khi hít phải người ta dễ bị nhiễm trùng ngực, từ đó kích phát những cơn đau tim. Mặt khác, mùa đông đến, ngày vừa ngắn vừa mát dịu khiến người ta cứ muốn ở trong nhà, từ đó cơ thể trở nên lười vận hành, thụ động, dẫn đến một chứng trầm cảm gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD).
Khi tim bị tác động, căng thẳng, người già và các bệnh nhân có bệnh tim mãn tính khó đối phó. Ngoài ra, mức cholesterol có xu hướng bị dao động lên xuống bất thường khiến các bệnh nhân đang mấp mé dính tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn trong những tháng ngày đông lạnh.
Tổ chức Chăm sóc Tim của Ấn Độ cũng kèm thêm một cảnh giác: Tất cả những ai mắc bệnh tim nên cân nhắc kiểm tra thường xuyên mức độ căng thẳng tinh thần và tình trạng tim mạch của mình khi đông đến. Một cơn đau tim có thể xảy đến từ những bữa ăn bất thường, thức khuya nhiều, uống thuốc trị không thường xuyên và hút thuốc uống rượu thiếu kiểm soát.
Các sự cố liên quan đến stress cấp tính rất phổ biến trong mùa đông, đặc biệt là thời điểm gần lúc trăng tròn vào sáng sớm. Khi bị thay đổi sinh học như vậy, hệ thần kinh đối giao cảm có thể kích hoạt những cơn đau tim.
Các biện pháp phòng ngừa được đề nghị bao gồm duy trì tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập vào những sáng rét buốt, thời điểm áp huyết hay tăng cao. Bạn cần ăn mặc kín che chắn cơ thể, ở trong phòng để giữ thân nhiệt đủ ấm và chỉ tắm nước nóng.
Hãy ăn những bữa nhỏ cách quãng, giới hạn muối và nước. Để ý đến các biến động cơ thể, dù nhỏ đến đâu, như đau ngực, đổ mồ hôi, khó thở hoặc đau ở cổ, hàm, vai hay sưng ở bàn chân… để được chẩn đoán cấp cứu kịp thời.
XEM THÊM
6 cách xây dựng lối sống lành mạnh để năm mới đầy năng lượng
Duy trì những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy ... |
Cách xử trí khi da tổn thương do thời tiết lạnh
Khi ra ngoài hoặc làm việc trong những ngày rét đậm, rét hại, những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp ... |
Những bệnh thường gặp trong mùa đông
Thời tiết trở rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp đột ngột chính là điều kiện "lí tưởng" đối với một số căn bệnh liên ... |
Bố mẹ cần ghi nhớ những điều này để con không bị méo miệng, liệt mặt vì trời rét
Thời tiết trở rét đột ngột gây liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 khiến nhiều người bị liệt mặt, méo miệng, đặc biệt ... |