Trong y học, một người được coi là đã chết khi nào?

Xác chết là phần cơ thể của sinh vật đã chết. Trong từ vựng Hán Việt còn có từ tử thi có nghĩa tương đương với xác chết nhưng thường chỉ được dùng cho người như một thuật ngữ trong ngành khám nghiệm và giải phẫu. Vậy khi nào một người được xem là đã chết?

Khi nào một người được xem là chết?

Theo NCBI, việc xác định chính xác thời điểm chết có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lí do. Nó giúp cho giấy chứng tử ghi nhận được thời gian chính xác, cũng như để đảm bảo rằng các nguyện vọng của người quá cố được thực thi sau khi người đó thật sự đã qua đời.

Ngoài ra, thời điểm chết còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp hiến tạng, bở lẽ những bộ phận được hiến ghép cần phải được lấy ra khỏi cơ thể người chết càng sớm càng tốt.

Trong lịch sử, các cố gắng để xác định thời điểm chết một cách chính xác luôn là đề tài gây tranh cãi.

Trong y học một người được coi là đã chết khi nào? - Ảnh 1.

Cái chết của con người có thể được định nghĩa bởi ba lĩnh vực khác nhau nhưng cũng chồng lấn lẫn nhau: y học, tôn giáo và pháp lí. (Ảnh: Unilad).

Đã có lúc, cái chết được tính từ lúc tim ngừng đập và phổi ngừng thở, nhưng sự phát triển của kĩ thuật hồi sức tim phổi cũng như kĩ thuật phá rung đã đề ra một thách thức mới: hoặc là định nghĩa về cái chết là sai, hoặc là con người có thể cải tử hoàn sinh (trong một vài trường hợp, việc hồi sức làm cho tim, phổi hoạt động trở lại), theo thông tin từ Quora.

Hiện nay, trạng thái ngưng tim, ngưng thở được gọi là chết lâm sàng.

Ngày nay, khi cần xác định chính xác thời điểm chết, bác sĩ và điều tra viên thường căn cứ vào "chết não" hay "chết sinh học": một người được xem là chết nếu không còn hoạt động điện não.

Trong y học một người được coi là đã chết khi nào? - Ảnh 2.

Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. (Ảnh: Harvard University)

Người ta giả định rằng sự ngưng hoạt động điện não là dấu hiệu chấm dứt ý thức và tiêu chuẩn để tuyên bố một người là chết thường được quy định bởi các ủy ban cấp nhà nước, tùy từng nước.

Định nghĩa cái chết trong lĩnh vực y học, tôn giáo và pháp lí

Theo thông tin từ NCBI, cái chết của con người có thể được định nghĩa bởi ba lĩnh vực khác nhau nhưng cũng chồng lấn lẫn nhau: y học, tôn giáo và pháp lí.

Cả ba lĩnh vực đã phát triển rất nhiều theo thời gian và ý nghĩa của từng lĩnh vực đó đối với từng cá nhân cũng khác nhau.

Do đó, khi bàn về cái chết, điều quan trọng là phải xác định rõ là cái chết đang được xem xét dưới dưới góc độ nào, cũng như cần phải có một kiến thức tổng quát về cách nhìn nhận cái chết của mỗi cá nhân.

Trong y học một người được coi là đã chết khi nào? - Ảnh 3.

Đã có lúc, cái chết được tính từ lúc tim ngừng đập và phổi ngừng thở. (Ảnh: Longreads).

Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. Ở phương Tây trước đây, sự chết đã được gắn với tim và sau đó là phổi. Khi tim và phổi của một người ngừng hoạt động, người đó được xem là đã chết.

Về sau, não được đưa vào định nghĩa. Năm 1963, điện não đồ (EEG) được phát minh, phương tiện này có khả năng đo rất chính xác các dòng điện phát ra từ não.

Nếu máy điện não đồ ghi nhận một dòng điện bằng không (nói cách khác là một EEG phẳng) trong 36 giờ, người bệnh có thể được xem là đã chết.

Hiện nay, chúng ta biết rằng về mặt y học, một người còn sống nếu thân não của người đó chưa chết. Nhiều người bị rơi vào đời sống thực vật, thân não của họ vẫn còn hoạt động.

Trong y học một người được coi là đã chết khi nào? - Ảnh 4.

Về mặt pháp lí, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một người đã chết. (Ảnh: coinspeak.io).

Về mặt pháp lí, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một người đã chết.

Thông thường nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nước.

Cách thứ ba là tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một người bị mất tích một thời gian nhất định, tòa án có thể tuyên bố rằng người đó đã chết và tài sản của người chết sẽ được phân chia theo luật định.

Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng như tên và chức năng người chứng nhận cái chết đó, theo thông tin từ law.hofstra.edu.

Theo quan điểm tôn giáo, sự chết được tin là do linh hồn rời khỏi thể xác.

Nhiều thí nghiệm đã được đặt ra nhằm xác định khi nào thì hồn rời khỏi xác, chẳng hạn người ta cân cơ thể trước và sau khi chết (linh hồn, nếu có, biết đâu cũng có một trọng lượng nào đó).

Các giai đoạn phân hủy

Giai đoạn đầu tiên là tươi khi các tế bào trong cơ thể bị phân hủy bởi các enzym tiêu hóa mà chúng tự tiết ra.

Các chất lỏng sinh ra từ quá trình tự phân tràn vào các lớp màng của da và khiến da trượt ra.

Trong giai đoạn này, ruồi (nếu có) bắt đầu đẻ trứng lên xác chết tại các vị trí: mắt, lỗ mũi, miệng, tai, vết thương hở và các lỗ khác. Trứng sau đó nở thành giòi, chui xuống dưới da và bắt đầu ăn xác.

Giai đoạn thứ hai của quá trình phân hủy là trương phình. Vi khuẩn bắt đầu phá hủy các mô, giải phóng khí tích tụ trong ruột.

Trong y học một người được coi là đã chết khi nào? - Ảnh 5.

Trong giai đoạn đầu tiên, ruồi (nếu có) bắt đầu đẻ trứng lên xác chết tại các vị trí: mắt, lỗ mũi, miệng, tai, vết thương hở. (Ảnh: Longreads).

Sự trương phình chủ yếu diễn ra trong bụng, thỉnh thoảng trào ra ở mũi, miệng và bộ phận sinh dục. Những thức ăn (nếu có) lưu trữ trong hệ tiêu hóa chúng sẽ tự phân hủy làm ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ của xác chết.

Giai đoạn này thường diễn ra trong tuần thứ hai của quá trình phân hủy. Khí cứ tích tụ dần và sự nở phồng cứ tiếp tục cho đến khi xác bị phân hủy đến mức mà khí có thể thoát ra bên ngoài.

Giai đoạn thứ ba là thối rữa. Đây là giai đoạn sau cùng nhưng cũng kéo dài nhất.

Thối rữa là khi các cấu trúc lớn trong cơ thể bị phá hủy còn mô thì hóa lỏng. Các cơ quan tiêu hóa, não và phổi là những nội tạng đều bị phân hủy.

Dưới các điều kiện bình thường thì chỉ sau ba tuần là không còn nhận diện được các nội tạng. Phần cơ có thể bị vi khuẩn hoặc động vật ăn xác thối ăn. Sau một thời gian dài hơn, cái xác chỉ còn lại bộ xương.



chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.