Trước Trung Nguyên, đã từng có một cuộc ly hôn phân chia tài sản, thương hiệu lớn như thế

Những quyết định và hành động sau ly hôn của ông "vua bánh" Sài Gòn một thời - Kao Siêu Lực đã khiến nhiều người phải nể phục.

Cuộc ly hôn giữa vợ chồng "vua cà phê" Việt - ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo kéo dài suốt 3 năm qua, đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Và đây cũng không phải là vụ ly hôn nghìn tỉ đầu tiên trong giới doanh nhân Việt.

Trước Trung Nguyên, đã từng có nhiều vụ ly hôn khiến báo giới phải tốn nhiều giấy mực như tranh chấp giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn - vào năm 2011 với khối tài sản lên tới khoảng 500 triệu USD (10.000 tỉ đồng).

Hay như vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán của Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Lê Quang Tiến và vợ là bà Lê Thị Hồng Hải.

Nhìn lại những vụ ly hôn nghìn tỉ đó, người ta không thể không nhắc đến cuộc chia tay cao thượng của “vua bánh mì” Kao Siêu Lực vào năm 2005. Cuộc ly hôn cũng kéo dài với khoảng thời gian khá dài: 2 năm.

Điều đáng nói trong vụ ly hôn này chính là cách hành xử của những người trong cuộc.

Ông "vua bánh" Sài Gòn

Những năm 1992-1995, thương hiệu bánh Đức Phát của ông Kao Siêu Lực trở thành thương hiệu "vua". Hơn 10 tiệm bánh lớn lần lượt ra đời.

Nhu cầu của khách hàng liên tục tăng buộc ông Lực phải mở rộng sản xuất từ bánh sừng bò, ông sáng tạo thêm nhiều loại bánh khác.

Năm 1998, Đức Phát lần đầu tham gia thị trường bánh mì. Cũng trong năm đó, Đức Phát lần lượt cho ra đời các sản phẩm đóng gói, thời hạn sử dụng lâu hơn.

Điều này giúp sản phẩm Đức Phát vượt khỏi thị trường thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng dần ra các tỉnh lân cận.

Người vợ từng nắm giữ tài chính

Thế nhưng, trong khi việc phát triển thị phần ngày một lớn mạnh, được khách hàng trong nước và bạn bè trong khu vực ủng hộ thì gia đình ông đứng trước bờ vực đổ vỡ.

Năm 2007, ông và vợ chính thức ly hôn. Lúc này ông đành chia tay thương hiệu bánh Đức Phát mình từng đổ bao tâm huyết gây dựng để cho vợ mình nắm giữ.

Nói về cuộc sống vợ chồng trước khi ly hôn, một người thân có nhiều năm làm việc với ông Lực cho biết trên tờ Nhịp cầu đầu tư, ông là người kiếm tiền chính trong gia đình, nhưng vợ ông lại là người quản lý việc chi tiêu.

Và khi tình cảm gia đình xuống dốc, người vợ bắt đầu siết chặt chi tiêu. Một lần ông Lực đề nghị vợ chi một khoản tiền cho qũy từ thiện. Bà đã từ chối.

Quyết định phân chia tài sản

truoc trung nguyen da tung co mot cuoc ly hon phan chia tai san thuong hieu lon nhu the
Ông Kao Siêu Lực (bìa trái). (Ảnh: Người Lao Động)

Cũng theo Nhịp cầu đầu tư, ngày ra tòa, hai vợ chồng ông thỏa thuận sẽ tự chia tài sản; toà chỉ xử việc phân chia thương hiệu. Ông bà chủ Đức Phát đồng ý chia đôi mỗi người 10 cửa hàng.

Đồng thời vợ ông đề nghị chia thương hiệu thành Đức Phát 1, Đức Phát 2. Nhưng ông Lực quyết định chọn cho mình tên thương hiệu là Đức Phát-Vina Bread.

Tuy nhiên, sự phân chia này không ổn, vì hệ thống nhận diện của 2 thương hiệu có quá nhiều điểm trùng lặp.

Cuối cùng, 2 bên thỏa thuận chỉ một người giữ thương hiệu Đức Phát và phía nhận phải trả cho phía mất thương hiệu 1 triệu USD.

Sau khi suy tính, bà chủ Đức Phát đồng ý trả 1 triệu USD và giữ lại thương hiệu.

Còn với ông Lực đã dùng 1 triệu USD đó để khởi nghiệp lại. Số tiền này phần lớn được ông đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới và xây thêm 6 cửa hàng.

Tiếp tục hỗ trợ cho vợ cũ sau khi đã chia tay

Khi có kết quả phân xử của toà án, ông Siêu Kao Lực vẫn chờ đến khi vợ cũ xây dựng xong xưởng mới và ổn định nhân sự rồi mới ngưng cung cấp bánh cho những đối tác và những cửa hàng bánh của bà.

Đồng thời, sau khi chia tay, ông không cắt nguồn cung cho chuỗi cửa hàng bánh Đức Phát mà đợi người vợ cũ của ổn định nguồn hàng mới chính thức rút chân ra.

Những quyết định và hành động đó của ông "vua bánh" Kao Siêu Lực đã khiến nhiều người phải nể phục vì những quyết định đó cũng như những nỗ lực của ông trong việc kinh doanh.

Năm 2007, ông Kao Siêu Lực trở thành thành viên của Hiệp hội bánh mì quốc tế, đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi làm bánh mì quốc tế tại Hong Kong và giành 2 huy chương bạc cho sản phẩm bánh mì và bánh kem các loại.

Hiện, ông là Chủ tịch Hiệp hội bánh mì châu Á. Doanh nghiệp của ông, ABC Bakery còn là nhà cung ứng vỏ bánh cho các thương hiệu nổi tiếng như KFC, Lotteria, Jolibee và chinh phục được thị trường khó tính là Nhật Bản.

truoc trung nguyen da tung co mot cuoc ly hon phan chia tai san thuong hieu lon nhu the Toàn cảnh vụ ly hôn nghìn tỉ của vua cà phê Trung Nguyên: Liệu đã đến hồi kết?

Ngày 14/8, TP HCM đã mở phiên hòa giải cuối cùng vụ ly hôn nghìn tỉ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.