Từ vụ lái xe container Lê Ngọc Hoàng, thay đổi biện pháp ngăn chặn được quy định ra sao?

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, như sau:

“1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác”.

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su
Ảnh minh họa.

Biện pháp ngăn chặn (BPNC) được quy định tại Điều 109 BLTTHS năm 2015 là những quan hệ mang tính cưỡng chế bắt buộc, một bên là các cơ quan tiến hành tố tụng, gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh và một bên là người bị buộc tội có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải thi hành.

BPNC trong tố tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

BPNC là chế định pháp lý quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, là một nhóm biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc, khi áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân.

Mà theo đó, có 8 BPNC là: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110); biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ (các điều 111, 112, 113); biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam (các điều 117, 119); biện pháp bảo lĩnh (Điều 121); biện pháp đặt tiền để bảo đảm (Điều 122); biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123); biện pháp tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124). Nội dung quy định các BPNC của BLTTHS năm 2015 rõ ràng hơn, cụ thể hơn so với BLTTHS năm 2003.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết có mấy ý kiến trao đổi về căn cứ để hủy bỏ BPNC và thay thế BPNC, nhằm hướng đến việc nhận thức pháp luật được thống nhất và bảo đảm tính hiệu quả của nó khi áp dụng trong thực tế.

Trường hợp hủy bỏ biện pháp nhăn chặn

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được ra quyết định hủy bỏ BPNC đang được áp dụng đối với người bị buộc tội và không được áp dụng BPNC khác khi có một trong các quy định sau:

+ Một là, quyết định không khởi tố vụ án hình sự: Quy định này được hiểu là BPNC được áp dụng trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (gọi là giai đoạn tiền khởi tố).

BPNC mà người bị áp dụng trong giai đoàn này là có thể là biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Đối tượng bị áp dụng phải là người chưa bị khởi tố mà có cơ sở nghi vấn buộc tội, nhưng sau đó khi có quyết định không khởi tố vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này.

+ Hai là, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án: Trường hợp này được hiểu là vụ án phải được chấm dứt các hoạt động tố tụng. BPNC (tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh) nếu đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn ngay.

+ Ba là, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can: Về cơ bản nội dung giống như trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.

Nhưng có điểm khác biệt là hoạt động tố tụng đối với bị can được đình chỉ phải chấm dứt, BPNC đối với bị can được đình chỉ phải được hủy bỏ ngay. Còn các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành tố tụng và áp dụng BPNC.

+ Bốn là, bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ: Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPNC thuộc về Tòa án và đối tượng áp dụng là bị cáo, người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử nhưng phải được Hội đồng xét xử tuyên bằng bản án là không phạm tội như Viện kiểm sát truy tố, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì BPNC đang áp dụng phải được hủy bỏ ngay.

+ Năm là, trường hợp xét thấy không cần thiết: Quy định này không mang tính “định lượng” cụ thể, phạm vi khá rộng, dẫn đến cách hiểu cụm từ trường hợp xét thấy cần thiết thiếu sự thống nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ.

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su Luật sư kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với lái xe container Lê Ngọc Hoàng

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh) vừa có kiến nghị gửi cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên về việc ...

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su Gia đình lái xe container đã gửi đơn kiến nghị giám đốc thẩm lên Tòa Cấp cao tại Hà Nội

Luật sư Giang Hồng Thanh, người bào chữa cho bị cáo Lê Ngọc Hoàng, lái xe container cho biết, gia đình đã gửi đơn kiến ...

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su Hỏi đáp pháp luật: Quy định về thời hạn sử dụng chung cư, thủ tục Giám đốc thẩm thực hiện thế nào?

Hỏi đáp pháp luật ngày 5/11 có những vấn đề nổi bật sau: Từ vụ xe container đâm Innova lùi trên cao tốc, thủ tục ...

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su Từ vụ xe container đâm Innova lùi trên cao tốc, thủ tục Giám đốc thẩm thực hiện thế nào?

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp ...

huy bo bien phap ngan chan duoc quy dinh ra sao trong to tung hinh su Nguyễn Khắc Thủy nhận bản án giám đốc thẩm: Vợ nói gì?

Theo luật sư Hải, ông Thủy đã nhận bản án giám đốc thẩm và ông đã có kiến nghị gửi lên cơ quan cấp trên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.