Liên quan đến vụ xe ô tô Range Rover đâm nữ sinh rồi bỏ chạy ở phố Bà Triệu, trao đổi với VOV, ông Trần Văn Quân - bố đẻ của Trần Lê Minh Trang (SN 1999, nạn nhân bị xe Range Rover đâm) đã thông tin cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng đã thông báo kết quả giám định thương tật là dưới 61% và sẽ không khởi tố vụ án.
Thời gian vừa qua, vụ việc xe Range Rover mang biển số 30A- 279.99 gây tai nạn tại ngã tư Trần Nhân Tông - Bà Triệu rồi bỏ chạy gây xôn xao dư luận. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an xác định lái xe đâm vào nữ sinh Trang rồi bỏ chạy tên là Phạm Thế Duy - sinh năm 1980 tại Quảng Ninh.
Do tỷ lệ thương tật dưới 61% nên không khởi tố vụ xe Range Rover đâm vào nữ sinh rồi bỏ chạy. |
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 được xây dựng với kết cấu gồm 5 khung hình phạt. Trong đó khung hình phạt cơ bản thuộc khoản 1, khung hình phạt dành cho trường hợp phạm tội chưa đạt thuộc khoản 4 và khung hình phạt quy định về áp dụng biện pháp tư pháp ở khoản 5.
Trước đó, khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 (hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – BCA – BQP – BTP – VKSNDTC – TANDTC ngày 28 tháng 8 năm 2013) quy định mức hậu quả do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra bị truy cứu trách nhiệm hình sự là:
– Gây thương tích cho một người từ 31% trở lên.
– Hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng.
– Hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng.
– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
So với quy định của Điều 202 của Bộ luật hình sự 1999 thì Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 đã thay đổi quy định về mức độ hậu quả do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm cơ sở để quy kết trách nhiệm hình sự.
Cụ thể là gây ra một trong các hậu quả sau đây mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Làm chết người.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Theo đó, điều 260 loại bỏ mức độ hậu quả gây tổn thương cơ thể của 1 người dưới 61%, loại bỏ mức độ hậu quả tổn thương cơ thể của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% và loại bỏ mức độ thiệt hại vật chất dưới 100.000.000 đồng làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Để cấu thành tội phạm này, chủ thể bắt buộc có các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Và vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ.
Do đó, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác, hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là, khi chưa có thiệt hại xảy ra thì người vi phạm vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 của Điều 260 Bộ luật hình sự 2015.
Cụ thể: "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm".
Đối với trường hợp trên, nếu thấy có nghi ngờ về kết quả trưng cầu giám định là không trung thực thì gia đình nạn nhân hoàn toàn có quyền khiếu nại đối với kết quả trưng cầu giám định. Hoàn toàn có thể yêu cầu, đề nghị trưng cầu giám định lại.
Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cần phải khởi tố bị can đối với người có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật hình sự
Từ vụ Range Rover đâm nữ sinh rồi bỏ chạy, người nhận tội thay có bị xử lý?
Quá trình điều tra, công an xác định H. không phải là người lái chiếc Range Rover tại thời điểm gây tai nạn, mà chỉ ... |
Lộ diện người lái Range Rover đâm nữ sinh, người bị bắt chỉ đóng thế
Nguyễn Mạnh Hồng (SN 1990, trú tại Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) không lái chiếc Range Rover mà chỉ là người nhận tội thay. Người ... |
Tin tức pháp luật: Bắt lái xe Range Rover bổ trốn sau khi tông nữ sinh ở Hà Nội, ngày mai tuyên án Vũ 'Nhôm'
Tin tức pháp luật hôm nay, 19/12, gồm có: Bắt lái xe Range Rover bổ trốn sau khi tông nữ sinh ở Hà Nội, ngày ... |