Từ vụ Thư Dung bị tước ngôi vị Á hậu: Thu hồi danh hiệu người đẹp theo những quy định nào?

Người đoạt giải không làm tròn trách nhiệm của mình, có những hành vi phản cảm trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì hoàn toàn có cơ sở để ban tổ chức xem xét thu hồi danh hiệu. 

Ngày 7/9, Tổ chức Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn mỹ Toàn cầu ra quyết định thu hồi danh hiệu Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn mỹ Toàn cầu 2017 – Miss Perfect Global Beauty 2017 (Winner) và giải phụ Miss Photogenic – Người đẹp Ăn ảnh nhất đối với thí sinh Nguyễn Thị Dung (nghệ danh: Thư Dung).

Trước đó, thông qua fanpage chính thức, BTC cuộc thi Miss Eco International - Hoa hậu Du lịch Sinh thái Quốc tế cũng vừa đưa ra thông báo tước ngôi vị Á hậu của Thư Dung.

Sớm hơn nữa, ngày 6/9, Công ty THHH Quảng cáo - Truyền thông Tấm và Cám, ban tổ chức Người mẫu thời trang Việt Nam 2018, công bố thu hồi danh hiệu á quân 1 của Nguyễn Thị Dung (nghệ danh Thư Dung).

Lý do tước danh hiệu mà đơn vị tổ chức đưa ra là Thư Dung thực hiện hành vi không phù hợp, chụp ảnh phản cảm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá của người Việt Nam tại Tuyệt tình cốc Đà Lạt.

Ngoài ra, văn bản cũng nêu rõ đơn vị tổ chức nhận được thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, đang bị cơ quan công an TP.HCM điều tra, xử lý của người đẹp này.

Vậy, theo quy định nào và trong trường hợp nào người đẹp, người mẫu có thể bị thu hồi danh hiệu?

thu dung bi thu hoi danh hieu quy dinh ve thu hoi danh hieu nguoi dep
Thư Dung vừa bị thu hồi danh hiệu á quân Người mẫu thời trang 2018 (Ảnh: Zing.vn)

Nghị định 79/2012/NĐ-CP (quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) có giải thích khái niệm thi người đẹp, người mẫu như sau: “Thi người đẹp là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn người phụ nữ có đạo đức tốt, có hình thể cân đối, có khuôn mặt đẹp, hiểu biết về văn hóa, xã hội theo những tiêu chí nhất định để trao giải”.

Đối với các cuộc thi người mẫu, tiêu chí lựa chọn cũng có những điểm khác biệt: “Thi người mẫu là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn người mẫu nam hoặc nữ có hình thể đẹp đáp ứng những tiêu chí của cuộc thi đề ra”.

Người đoạt danh hiệu người đẹp, người mẫu phải giữ gìn đạo đức, hình ảnh và danh hiệu phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và đúng quy định của pháp luật.

Một khi người đoạt giải không làm tròn trách nhiệm của mình, có những hành vi phản cảm trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì hoàn toàn có cơ sở để ban tổ chức xem xét thu hồi danh hiệu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị có trách nhiệm thu hồi danh hiệu, giải thưởng trong những cuộc thi người đẹp, người mẫu chính là đơn vị tổ chức cuộc thi.

Các đơn vị này chỉ được thực hiện việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho cá nhân đoạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.

Như vậy, đơn vị tổ chức cuộc thi không thể tự ý thu hồi danh hiệu mà chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thế nhưng, quy định này còn rất chung chung, chỉ dừng lại ở đó mà chưa hướng dẫn cụ thể cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đâu để chấp thuận hay không chấp thuận, trình tự thủ tục như thế nào.

Ngoài ra, đơn vị tổ chức cuộc thi còn buộc phải thu hồi danh hiệu trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp phép yêu cầu.

Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng đối với hành vi “không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đoạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép yêu cầu”.

Thêm nữa, trong trường hợp cơ quan xử lý vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc thu hồi danh hiệu khi người đẹp, người mẫu đoạt giải thưởng thực hiện các hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam sau khi đạt danh hiệu tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu (điểm c khoản 5; điểm c khoản 8 Điều 14 Nghị định 158/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP) thì đơn vị tổ chức cuộc thi buộc phải thu hồi.

Như vậy, vẫn chưa có những quy định thật cụ thể về các trường hợp đơn vị tổ chức được thu hồi hay cơ quan cấp phép có quyền yêu cầu đơn vị tổ chức thu hồi danh hiệu người đẹp, người mẫu, mà mới chỉ dừng lại ở các trường hợp bị buộc phải thu hồi theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

thu dung bi thu hoi danh hieu quy dinh ve thu hoi danh hieu nguoi dep Á hậu Thư Dung bị MC Phan Anh phản đối, bỏ chấm thi giữa chừng vì lý do này

Trong cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn mỹ Toàn cầu 2017 mà Thư Dung giành giải cao nhất, MC Phan Anh đã bỏ chấm ...

thu dung bi thu hoi danh hieu quy dinh ve thu hoi danh hieu nguoi dep Ồ ạt thi hoa hậu ao làng để làm gì?

Hàng loạt những vụ người đẹp, á hậu bán dâm đặt ra câu hỏi lớn về những cuộc thi nhan sắc tổ chức vô tội ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.