Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cuối cùng vẫn 'quản' Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp g thống nhất kiến nghị Chính phủ không điều chuyển Tổng Công ty Đường sắt về lại Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng có văn bản gửi Chính phủ, thống nhất giữ nguyên vị trí hiện tại của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thuộc Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không điều chuyển doanh nghiệp này về lại Bộ Giao thông vận tải.

Trước đó, một số chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí, để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành. Sau đó, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu 2 đơn vị này đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của việc đưa doanh nghiệp về lại Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải có muốn nhận lại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam? - Ảnh 1.

Bộ GTVT và Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất kiến nghị Chính phủ không điều chuyển Tổng Công ty Đường sắt về lại Bộ GTVT. (Ảnh: TTO).

Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo chính thức gửi Thủ tướng, kiến nghị không điều chuyển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ.

Bộ  cho rằng việc chuyểnTổng Công ty đường sắt về lại Bộ tại thời điểm này có ưu điểm là cơ bản không phải điều chỉnh hệ thống hoạt động đường sắt, tận dụng hệ thống cơ cấu bộ máy hiện hữu quản lí, điều hành đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đồng thời, Tổng Công ty đường sắt là đơn vị trực thuộc sẽ đem lại sự thuận lợi trong chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, đầu tư và hoạt động đường sắt.

Tuy nhiên thực tế, Tổng Công ty Đường sắt hiện không chỉ kinh doanh thuần túy, mà còn tham gia hoạt động quản lí tài sản Nhà nước. 

Việc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông Vận tải sẽ không phù hợp với chủ trương về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành, để triển khai thục hiện giao vốn Nhà nước trong bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện.

Do đó, Bộ  kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước cần sớm rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty đường sắt, trong đó cần có sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với quy định pháp luật về bảo trì, khai thác, cũng như sớm nghiên cứu tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải.

Bộ cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành sớm rà soát điều chỉnh các quy định pháp luật trong việc quản lí, thực hiện bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Tương tự, trong công văn gửi Thủ tướng hồi cuối tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh, cũng kiến nghị không điều chuyển Tổng Công ty đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông Vận tải.

Cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện chức năng cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết các vướng mắc hiện nay của của Tổng Công ty đường sắt đã và đang được xử lí. Mặt khác, trên thực tế, Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước và và Bộ Giao thông Vận tải vẫn đang phối hợp chặt chẽ trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung, và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam nói riêng.

chọn
Bất động sản tuần qua (17/11 - 23/11): Các dự án lớn ở Đồng Nai đón tin mừng, Sun Group nhắm khu đô thị 28.000 tỷ
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng; Sun Group muốn làm hai khu đô thị hơn 28.000 tỷ ở Bắc Ninh; Hà Nội bỏ quy định UBND TP phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất; sắp xây Aeon Mall Hạ Long... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.