Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung

Cặp tàu chở hàng ga Lào Cai - Sơn Yêu (Trung Quốc) chạy mỗi ngày bốn lượt, do bốn nhân viên đường sắt Việt Nam đảm nhận.
Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 1.

Chuyến tàu liên vận từ ga Sơn Yêu (Trung Quốc) nhập cảnh ga Lào Cai (thành phố Lào Cai) lúc 15h45 ngày 15/2. Do dịch bệnh Covid-19, đôi tàu tạm ngừng hoạt động ngày 2/2 và được nối lại vào 8/2. Từ đó, cặp tàu chạy mỗi ngày hai chuyến, tổng cộng bốn lượt xuất nhập cảnh. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, mỗi ngày có tám chuyến tàu hàng đi về giữa hai nhà ga, trên quãng đường 6 km.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 2.

Khi tàu vào đường biên giới Việt Nam, thiếu tá Trần Văn Hương, nhân viên thủ tục Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế ga Lào Cai, lên tàu làm nhiệm vụ giám hộ. Công việc của anh là kiểm tra chứng minh thư, giấy tờ của các nhân viên đường sắt, rà soát toa xe lửa đề phòng người lạ nhảy lên tàu, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 3.

Thiếu tá Hương sẽ giám hộ cho đến khi con tàu vào ga cửa khẩu Lào Cai. Trên tàu chỉ có bốn nhân viên làm việc. Họ đưa hàng qua ga Sơn Yêu và nhận hàng về ga Lào Cai, làm thủ tục giấy tờ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, việc chạy tàu liên vận do phía đường sắt Việt Nam đảm nhận.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 4.

Đoàn tàu nhập cảnh có 23 toa hàng, chở theo 837 tấn DAP và phân bón các loại. Tàu xuất cảnh chủ yếu mang lưu huỳnh (hàng quá cảnh), quặng sắt (hàng tạm nhập tái xuất). Nhằm gỡ khó cho việc xuất nhập khẩu, Chính phủ ngày 6/2 cho phép cửa khẩu biên giới, tàu liên vận giao nhận hàng hoá trở lại nhưng phải đảm bảo phòng dịch Covid-19. Cửa khẩu quốc tế ga Lào Cai những ngày này lác đác bóng người, chỉ có bộ đội biên phòng, hải quan, nhân viên y tế và nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ. Ba đường ray dành riêng cho tàu hàng được bố trí cách xa nhà ga nhất.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 5.

Tàu vừa đỗ, nhân viên kiểm dịch y tế lập tức phun dung dịch cloramin B khử trùng toàn bộ các toa tàu.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 6.

Bốn nhân viên đường sắt, người nhiều tuổi nhất đã 53, người ít tuổi nhất 28, đều xung phong đi tàu liên vận sang Trung Quốc, dù biết bên kia biên giới là vùng dịch. Cả bốn người sẽ làm việc liên tục trong hai tuần, sau đó cách ly thêm 14 ngày. Trong lúc này, một tổ khác sẽ thay ca.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 7.

Ngay khi về đến ga, việc đầu tiên họ làm là rửa tay sát trùng, vào phòng cách li dã chiến làm thủ tục khai báo thông tin y tế, kiểm tra thân nhiệt. Phòng cách li dã chiến được Trạm kiểm soát biên phòng và phía đường sắt lập ngày 7/2, ngay sau khi có quyết định chạy lại đôi tàu.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 8.

Nhân viên trên chuyến tàu được đo thân nhiệt trong phòng cách li.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 9.

Trước khi làm thủ tục ở bộ phận hải quan, các loại giấy tờ liên quan nhập cảnh hàng hoá đều được đưa vào tủ sấy nhằm phòng ngừa lây lan dịch bệnh.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 10.

Cả bốn nhân viên trở về khu nhà cách li riêng biệt nằm ở phía sau sân ga. Hai người một phòng, tự nấu nướng cơm chiều. Trong suốt thời gian chạy tàu, họ không được về nhà hay đi khỏi khu vực cách li thuộc nhà ga cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Chuyến tàu duy nhất đưa hàng qua biên giới Việt - Trung - Ảnh 11.

Cuộc sống của những người đàn ông quẩn quanh căn phòng rộng 30 m2. "Người ta tránh, mình lại lao vào vùng dịch. Sợ thì cũng hơi sợ nhưng công việc mà, cứ đi thôi. Hết dịch thì lại về", Khổng Minh, lái phụ 28 tuổi, người trẻ nhất trong đoàn nói.



chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.