Vay tiền online: Xử lý thế nào khi có tranh chấp?

Cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) là hình thức các doanh nghiệp, tổ chức thu hút tiền của nhà đầu tư, sau đó kết nối cho các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân khác vay, với cam kết lợi nhuận cao qua trang web hoặc nền tảng ứng dụng. 

Dịch vụ cho vay tiền trực tuyến tại Việt Nam hiện nay còn được gọi là cho vay ngang hàng (P2P) thông qua các nền tảng công nghệ như website, ứng dụng di động kết nối trực tuyến người vay và người cho vay. Đến thời điểm này những “tiếng kêu lãi nặng” đã xuất hiện từ người vay.

Về nguyên tắc, loại hình này luôn có một doanh nghiệp làm trung gian cung cấp công nghệ kết nối người cho vay và người vay. Bên cho vay và bên vay sẽ tự thỏa thuận lãi suất, doanh nghiệp trung gian chỉ thu phí dịch vụ.

Điểm thuận lợi của loại hình này là cho vay số tiền từ rất nhỏ đến lớn. Thời gian giải quyết lại cực nhanh, chỉ vài phút nên đáp ứng được nhu cầu cần tiền gấp của nhiều người.

vay tien online xu ly the nao khi co tranh chap
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chính vì thủ tục cho vay nhanh và đơn giản và thậm chí người cho vay và người vay tiền không biết mặt nhau cũng đặt ra nhiều câu hỏi về quản trị rủi ro. Trong khi các ngân hàng và công ty tài chính chịu sự quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước với các quy định quản trị rủi ro chặt chẽ, hoạt động của các sàn giao dịch tài chính này lại chưa có khung pháp lý đi kèm.

Theo đó mà nhiều công ty cho vay dạng này không tính lãi theo lãi suất công bố mà chỉ thu phí quản lý khoản vay. Như vậy, doanh nghiệp này đã né quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất cho vay và Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20% một năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Thêm vào đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định lãi suất cho vay gấp 5 lần mức lãi suất mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì bên cho vay đã cấu thành tội cho vay nặng lãi và sẽ bị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người đi vay không biết đơn vị cho vay là ai, hoạt động có hợp pháp không, có công ty, trụ sở làm việc không vì tất cả thủ tục hồ sơ chỉ làm việc qua internet, email, số điện thoại. Vậy nếu xảy ra bất cứ tranh chấp, hay vấn đề gì xảy ra thì người đi vay sẽ không có bất cứ một thông tin gì của đơn vị cho vay.

Một số trường hợp khách đóng chậm trễ bị các đơn vị thúc giục trả nợ, gọi điện cho người thân và bạn bè ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người đi vay.

Vậy khi xảy ra rắc rối thì quy định pháp luật nào sẽ được áp dụng?

Theo quy định của pháp luật, những người đi vay được xem là nạn nhân nên họ được pháp luật bảo vệ mà không phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý gì.

Khoản thu rất lớn từ tội cho vay nặng lãi là khoản thu lợi bất chính, nếu xác định đây là thu lợi do cho vay nặng lãi thì sẽ bị sung công quỹ nhà nước và phạt gấp 5 lần số tiền thu lợi bất chính. Nếu xác định đây là hậu quả của tội cưỡng đoạt tài sản thì sẽ trả lại cho bị hại.

Rủi ro lúc này đứng về người cho vay. Theo đó, lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu vượt quá thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Cụ thể, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

Về hình thức xử lý người cho vay nặng lãi, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo điểm d khoản 3 điều 11 Nghị định số 167/2013 ngày 12/11/2013, hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay" có thể bị phạt tiền 5-15 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi của những người cho anh bạn vay tiền còn có thể bị truy tố tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Hình sự theo điều 201 - tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

"1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm''.

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng).

Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực đang phải đối mặt với những rủi ro từ thị trường cho vay trực tuyến ngang hàng P2P (peer-to-peer). Dù đã tồn tại trong hơn một thập kỷ tại Trung Quốc hay chỉ mới ở giai đoạn đầu tại Đông Nam Á, mô hình cho vay P2P luôn đem lại những nguy cơ khó lường đối với thị trường tài chính các nước khi tốc độ phát triển của nó tỏ ra quá nhanh so với tốc độ điều chỉnh các quy định quản lý của mỗi nước. Trung Quốc, Maylaysia, Indonesia cũng như các quốc gia ASEAN khác vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung khung pháp lý để quản lý sát sao và hạn chế tối đa rủi ro từ mô hình này.
vay tien online xu ly the nao khi co tranh chap Cho vay nặng lãi có thể bị đi tù, còn người vay có phạm tội?

Lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một ...

vay tien online xu ly the nao khi co tranh chap Vì sao khó dẹp nạn tín dụng đen?

Luật quy định chỉ cần cho vay lãi suất hơn 8,5%/tháng, hưởng lợi bất chính trên 30 triệu đồng là có thể xử lý hình ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.