Về Đông Anh, đắm mình trong sắc màu truyền thống của lễ hội Cổ Loa

Trong những ngày diễn ra lễ hội Cổ Loa, người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về, coi đây là dịp du xuân vô cùng ý nghĩa.
ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa Hàng nghìn người trẩy hội chùa Hương trong đêm

Cổ Loa là di tích lịch sử nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội chừng 17 km về phía Tây Bắc. Nơi đây được biết đến là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và là thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.

Nhưng điều đặc biệt và được nhắc đến nhiều hơn cả là thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương cuối thời kỳ Hùng Vương.

ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
Lễ hội Cổ Loa. (Ảnh: everydayvietnam)
ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
Ngay từ ngày đầu mồng 6 Tết, đã có lượng lớn khách du lịch đổ về Cổ Loa tham dự lễ hội. (Ảnh: toanxoy)
ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
(Ảnh: Huyen jenny)

Ngày hội Cổ Loa thường bắt đầu từ mùng 6 Tết âm lịch với hai phần: Lễ và hội. Theo nghi thức, ngay từ sáng sớm cả làng sẽ tổ chức lễ rước văn tế từ nhà vị tiên chỉ ra đền để tế thần. Mở đầu là năm lá cờ ngũ hành, tiếp đó đến phường bát âm giá văn tế đặt trong kiệu long đình có lọng che. Nối tiếp là quan viên trong làng và các vị kỳ mục đi theo.

Về phần hội thì thời gian sẽ kéo dài tới tận ngày rằm với đặc trưng là nhiều trò chơi hay, thú vị, mang đậm tính dân gian như: Pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ngoài ra, còn có một số trò chơi khác như: Đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt...

ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
Ngay khi bước chân vào khu vực cổng, du khách sẽ nhìn thấy một bảng chỉ dẫn đường đi trong khu vực Cổ Loa. (Ảnh: mrgreendatto)
ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
Giếng Ngọc ở Cổ Loa. (Ảnh: minhnv)

Hướng dẫn đường đi đến di tích đền Cổ Loa

Phương tiện cá nhân: Du khách có thể đi theo hai hướng khác nhau: Nhật Tân và Đông Trù đều được. Nếu tính từ huyện Đông Anh sang tới trung tâm Hà Nội cũ là hồ gươm đi theo cầu Đông Trù thì khoảng 15km. Còn từ địa phận huyện sang địa phận thành phố thì cách nhau đúng một cây cầu bắc qua sông hồng.

Phương tiện công cộng (Xe bus): Lựa chọn tuyến xe 46 tại bến xe Mỹ Đình - Đông Anh.

Món ngon - Quán hay khi đến Cổ Loa:

Bình Ngân Quán: 93A Đản Dị, Đông Anh, Hà Nội

Bình Ngân Quán nổi tiếng bởi thực đơn phong phú và cách chế biến đa dạng, chi phí phải chăng. Một số món ngon nổi bật của quán có thể kể đến: Bánh mỳ cay, tào phớ, phở cuốn...

Phở Ngon Đại Hiệp: Quốc Lộ 3, Lộc Hà, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội

Là một trong những quán ngon có tiếng của Đông Anh, phở ngon Đại Hiệp sở hữu không gian thoáng đãng, mát mẻ, dễ chịu giúp thực khách có những giờ phút trải nghiệm thưởng thức món ăn một cách ngon miệng.

Tào phớ Cổ Loa: Chợ Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Tuy không phải là món ăn nổi tiếng của Đông Anh, song hương vị về món tào phớ lại gây được ấn tượng mạnh với thực khách bởi chỉ có 5.000 đồng/ bát.

ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa
Lễ hội sẽ diễn ra đến ngày 16 tháng Giêng Âm lịch. (Ảnh: Lam forest)

Từ di tích đền Cổ Loa, du khách có thể ghé thăm

Chùa Bảo Sơn hay còn được gọi là Bảo Sơn Tự. Chùa nằm ngay phía sau Khu di tích Cổ Loa, được đánh giá là nơi hiện còn lưu trữ rất nhiều đồ vật cổ và pho tượng cổ từ thời xa xưa của dân tộc.

Chùa Diên Phúc: nằm trên mảnh đất của xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Ngôi chùa này là nơi bà Phạm Thị – thân mẫu của vua Lý Công Uẩn – đã cư ngụ và nghe giảng đạo trong một thời gian dài. Đây cũng là nơi các vị vua nhà Lý thường đến bái yết Thánh mẫu…

Đền An Dương Vương: Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

'MỜI XEM THÊM'

ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa Độc đáo lễ hội đường phố giới thiệu văn hóa dân tộc Sê đăng ở Kon Tum
ve dong anh dam minh trong sac mau truyen thong cua le hoi co loa Tái hiện hình ảnh Tết trong lễ hội xuân ba miền
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.