Vì sao đô la Mỹ liên tục tăng giá giữa dịch Covid-19?

Đồng USD liên tục tăng giá và đã tăng ngay phiên giao dịch đầu tháng 4, trong khi các đơn vị tiền tệ khác đều giảm. Các nhà đầu tư đang có ý cậy nhờ vào sự vững chắc của tờ bạc xanh trong cơn suy thoái kinh tế thế giới.

Reuters đưa tin, USD đã trở nên có giá và khẳng định sự vững chắc hơn trong phiên giao dịch đầu tiên của quý II/2020. Đồng bạc xanh nổi bần bật vì tình trạng nhiều nhà đầu tư tìm cách trú ẩn an toàn, trước bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với giai đoạn có thể là một trong những cơn co thắt kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua.

Đô la Mỹ có tỉ giá nhích lên cao hơn so với đô la Úc và New Zealand, đồng euro, đồng yên, đồng franc Thụy Sĩ và bảng Anh trong thương mại châu Á. Tuy nhiên, Reuters cho rằng mức cải thiện này không nhiều. Nguyên nhân được cho là tâm lí tìm kiếm sự an toàn của tiền mặt, được bù đắp bằng các biện pháp thanh khoản tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đồng đô la Úc giảm 0,2% xuống còn 0,6123 USD và đồng đô la New Zealand giảm 0,3% xuống 0,5945 USD. Đồng euro cũng giảm 0,3% về mức 1,101 USD và đồng USD tăng 0,2% lên bằng mỗi đô la Mỹ đổi được 107,74 yên Nhật.

Đô la Mỹ trở thành nơi trú ngụ chuẩn bị cho suy thoái toàn cầu - Ảnh 1.

Đồng USD đã tăng giá giữa lúc hàng loạt tiền tệ khác đi lùi. (Ảnh: CNBC).

Tuy nhiên, mức tăng này vẫn khiến USD có giá thấp hơn mức đỉnh nhiều năm được ghi nhận vào tháng trước, trước khi Fed bơm thêm USD vào hệ thống tài chính để làm dịu thị trường.

Fed hôm 31/3 đã mở rộng khả năng cho hàng chục ngân hàng trung ương nước ngoài tiếp cận USD trong cuộc khủng hoảng Covid-19, bằng cách cho phép các ngân hàng trung ương thế chấp các khoản nắm giữ chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ của họ với các khoản vay bằng USD qua đêm.

"Toàn bộ những biến động thị trường đang thử nghiệm câu châm ngôn kinh điển 'không đấu tranh với Fed'", ông Kyle Rodda, nhà phân tích tại công ty môi giới IG Melbourne cho biết.

"Fed rõ ràng muốn làm mọi thứ cần thiết, để đảm bảo thanh khoản, điều này gây áp lực giảm giá đối với đồng đô la. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội thúc đẩy việc mua đô la ngay bây giờ, vì thanh khoản đang ở mức cao nhất với rất nhiều rủi ro trên thị trường", ông nói thêm.

USD đã nhỉnh hơn so với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi, và ổn định ở mức 7,081 nhân dân tệ Trung Quốc đổi được 1 USD. So với bảng Anh, đồng đô la đã tăng 0,3% lên 1,2381 USD đổi được 1 bảng Anh.

Đô la Mỹ trở thành nơi trú ngụ chuẩn bị cho suy thoái toàn cầu - Ảnh 2.

Nhiều nhà đầu tư chọn trú ẩn nơi USD trước cơn khủng hoảng sắp tới. (Ảnh: Business Insider).

Trong khi đó, dữ liệu sản xuất ở châu Á đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Hoạt động của nhà máy ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã ghi nhận những cơn co thắt lớn nhất trong khoảng một 10 năm trở lại đây.

Cuộc khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Nhật Bản, cho thấy các nhà sản xuất xứ sở Mặt trời mọc lần đầu tiên trở nên bi quan trong 7 năm qua. Các khảo sát sau đó từ các quốc gia, bao gồm Đức và Mỹ, dự kiến sẽ làm vơi đi niềm tin của nhà đầu tư, trong khi dữ liệu việc làm tư nhân của Mỹ có thể cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong bảng lương của người lao động.

Goldman Sachs hôm 31/3 cho biết, họ dự báo mức giảm GDP thực tế là 34% tại Mỹ trong quý này, tức giảm thêm 10% so với ước tính trước đó là  24%.

"Trong trường hợp không có sự cải thiện tâm lí về rủi ro toàn cầu, hoặc giá cả hàng hóa, cùng với sức mạnh đồng đô la đang diễn tiến, chúng tôi không tin rằng đồng đô la Úc có thể dễ dàng duy trì chỗ đứng trên mức 0,60 USD", các nhà phân tích của Ngân hàng Quốc gia Úc nói.

Đáng nói, ngược chiều với USD, giá vàng hôm nay sau 2 ngày biến động chậm, đã giảm mạnh 35 - 41 USD/ounce, chỉ còn 1.580 USD/ounce. Giá vàng kì hạn tháng 6 giảm 31,5 USD/ounce về mức 1.611,4 USD. Điều này đang tăng thêm nhiều kì vọng cho USD trong mắt nhà đầu tư.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.