Vì sao ông Trần Phương Bình từ giáo viên trở thành lãnh đạo Ngân hàng Đông Á?

Trả lời trước toà, Trần Phương Bình cho biết, trước khi về làm việc tại Ngân hàng Đông Á, bị cáo từng là một giáo viên.
vi sao ong tran phuong binh tu giao vien tro thanh lanh dao ngan hang dong a
Các bị cáo trong phiên toà chiều 28/11 trong vụ án tại Ngân hàng Đông Á. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Chiều nay (28/11), TAND TP HCM tiếp tục xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) với phần xét hỏi.

Trong phiên toà chiều, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – công ty Bắc Nam 79) và Nguyễn Thị Ái Lan (SN 1973, nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Hội sở DAB) không có mặt ở toà do đang bị cách ly ở trại giam.

Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX bắt đầu thẩm vấn đối với bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DAB).

vi sao ong tran phuong binh tu giao vien tro thanh lanh dao ngan hang dong a
Trần Phương Bình trong phiên toà chiều nay. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Trả lời HĐXX, bị cao Bình thừa nhận toàn bộ hành vi truy tố bị cáo nêu trong bản cáo trạng là đúng. Ngoài 21 hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản và 6 hành vi cố ý mà bị cáo bị truy tố trong cáo trạng thì 6 hành vi đã bị Cơ quan điều tra tách ra là đúng.

Cũng tại toà, bị cáo Bình cho biết, trước khi về DAB làm việc, bị cáo từng là Giáo viên của trường Trung cấp tài chính TP HCM từ năm 1983 – 1992.

“Bị cáo học đại học kinh tế từ 1978 – 1982 với chuyên ngành kinh tế thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1983, bị cáo về trường Trung cấp tài chính TP HCM chuyên giảng dạy về các môn chuyên ngành bị cáo học”, ông Bình trình bày.

Cũng theo bị cáo Bình, 1/7/1992, bị cáo chính thức về DAB làm việc nhưng trước đó bị cáo cũng có tham gia viết đề án thành lập DAB.

Tại toà, bị cáo Bình cho biết, DAB thành lập từ 7/1992. Ngay từ khi DAB đi vào hoạt động bị cáo đã về ngân hàng và giữ cương vị Phó TGĐ DAB.

“Thời điểm bị cáo về DAB thì vốn điều lệ và vốn pháp định là như thế nào”?, HĐXX hỏi bị cáo Bình.

“Năm 1992, thời điểm đó vốn điều lệ bằng vốn pháp định của DAB là 20 tỉ đồng. Còn về số lần thay đổi vốn điều lệ của DAB đến nay, bị cáo không nhớ rõ”, bị cáo Bình trả lời.

Tuy nhiên, bị cáo trình bày rằng, theo bản cáo trạng thì DAB là trải qua 39 lần thay đổi vốn điều lệ và giấy phép kinh doanh từ 20 tỉ lên 5.000 tỉ.

Tại thời điểm thành lập, người đại diện pháp luật của DAB là TGĐ Ngô Đình Ngôn (nguyên là Phó GĐ Vietinbank TP HCM), Chủ tịch HĐQT là bà Cao Thị Ngọc Dung (thời điểm đó là cửa hàng trưởng cửa hàng vàng bạc Phú Nhuận và cũng là vợ của bị cáo).

Khi HĐXX hỏi ai là người đã đưa bị cáo Bình về DAB làm Phó TGĐ, bị cáo Bình cho biết, mình được UBND quận Phú Nhuận mời về.

“Thời điểm thành lập DAB do cửa hàng vàng bạc Phú Nhuận đã giúp cho UBND quận Phú Nhuận giải quyết hậu quả của trung tâm tín dụng quốc gia. Trên cơ sở đó, nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước Cao Sĩ Kiêm có làm việc với UBND Phú Nhuận và đề nghị thành lập thử một ngân hàng cổ phần. Lúc đó, UBND Phú Nhuận có văn bản xin bị cáo từ trường về làm việc tại DAB”, ông Bình cho biết.

Tiếp tục trả lời HĐXX về vấn đề các cổ đông sáng lập nên DAB, ông Bình cho biết, với loại hình ngân hàng cổ phần thì thời điểm thành lập DAB có số lượng cổ đông sáng lập rất hạn chế.

Theo đó, cổ đông chế chủ yếu là Công ty vàng bạc Phú Nhuận góp 8 tỉ chiếm tỉ lệ 40%, Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận góp 8 tỉ chiếm 40 %, Công ty du lịch vật tư, Công ty du lịch quận Phú Nhuận chiếm vài %, và một số cổ đông nhỏ lẻ khác chiếm phần còn lại số vốn pháp định của ngân hàng.

HĐXX đặt ra nghi vấn, theo quy định của pháp luật với loại hình ngân hàng cổ phần thì việc vợ bị cáo là CT HĐQT, bị cáo là Phó TGĐ thì có bị vi phạm pháp luật không?

Về vấn đề này, bị cáo Bình cho biết, vào thời điểm đó không hề vướng gì về mặt pháp luật. Còn nếu xét vào thời điểm hiện nay, thì loại hình ngân hàng cổ phần và cơ cấu tổ chức người thân như trên là vi phạm pháp luật và bị cáo cùng vợ không thể tham gia vào ban điều hành ngân hàng được.

Tuy nhiên, bị cáo Bình cũng khai rằng, từ năm 1997, bà Cao Thị Ngọc Dung đã chính thức từ nhiệm chức chủ tịch. Thời điểm đó, bị cáo trở thành TGĐ DAB.

Phiên toà vẫn đang tiếp tục với phần xét hỏi.

vi sao ong tran phuong binh tu giao vien tro thanh lanh dao ngan hang dong a Bị cáo bị cách ly ở trại giam với Vũ ‘nhôm’ phạm tội gì?

Theo thông báo của HĐXX, sáng nay đại diện VKS sẽ tiếp tục công bố bản cáo trạng. Buổi chiều, hai bị cáo Phan Văn ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.