Thành quả này giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba nuôi cấy thành công nCoV.
Quá trình nghiên cứu phân lập virus trên dòng tế bào cảm nhiễm, mất gần một tuần, ông Anh cho biết thêm.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện phương pháp nhuộm âm bản - soi mẫu trực tiếp và sử dụng kính hiển vi điện tử để nhận diện, đồng thời dùng kĩ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để xác định vật liệu di truyền nCoV.
"Rất nhiều nơi công bố xác định được các ca nhiễm nhưng không phân lập được virus. Có nhiều đơn vị nuôi cấy virus nhiều tháng nhưng không thành công", Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Lê Quỳnh Mai nói.
Theo bà Mai, virus nCoV nuôi cấy được cung cấp chuẩn để xét nghiệm là mẫu dương tính (còn gọi là chứng dương). Từ nay, các kết quả xét nghiệm virus của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sẽ chuẩn xác hơn so với trước đây. Các bệnh nhân chỉ phải chờ đợi kết quả xét nghiệm trong khoảng 2 ngày thay vì 3-5 ngày như lâu nay.
Mẫu nCoV nuôi cấy thành công còn được sử dụng làm mẫu chuẩn trong sản xuất các bộ sinh phẩm chẩn đoán nhanh virus corona. Kết quả này cũng được sử dụng để nghiên cứu sản xuất vaccine phòng nCoV trong năm 2020.
Các nhà khoa học tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tiếp tục nghiên cứu về độc lực, so sánh các mẫu virus của những bệnh nhân dương tính, từ đó tìm ra phương pháp điều trị viêm phổi do nCoV.
Trước đó các nhà nghiên cứu Australia và Singapore đã nuôi cấy thành công nCoV. Việc nuôi cấy sẽ tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh xét nghiệm cũng như tìm cách phòng chống virus.
Chiều 7/2 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng tiếp nhận lô hàng viện trợ trị giá 2,3 triệu yên (khoảng 20.000 USD) của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Lô hàng có ý nghĩa hỗ trợ Việt Nam ứng phó kịp thời với dịch bệnh, giúp xét nghiệm, phát hiện sớm các ca bệnh do nCoV.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020